sự tích cây nêu ngày tết
Cu kêu ba tiếng cu kêuTrông mau tới tết dựng nêu ăn chè!
Ngày xưa, quỷ chiếm toàn bộ đất nước, con người chỉ làm thuê và phải nộp hoa màu cho quỷ dữ. Quỷ ngày càng bóc lột người, người quá khổ cực nên cầu cứu đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần, người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa quỷ trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, quỷ đòi lại đất, không cho người làm thuê nữa.
Phật bàn với người điều đình cùng quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó, Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa che phủ toàn bộ đất đai, khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Mất đất sống, quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ thua, sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... quỷ lại còn bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên. Phật thương hại nên hứa.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền, nên người ta theo tục trồng cây nêu để đánh dấu phần đất đai riêng mình, ngăn không cho quỷ bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên cây nêu có treo khánh đất phát ra tiếng động khi gió rung, nhằm để bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây còn buộc bó lá dứa hoặc cành đa... để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông, rắc vôi bột xuống đất trước cửa nhà mình trong những ngày Tết hòng cấm cửa quỷ vĩnh viễn...
(Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi)
Phật bàn với người điều đình cùng quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó, Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa che phủ toàn bộ đất đai, khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Mất đất sống, quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ thua, sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... quỷ lại còn bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên. Phật thương hại nên hứa.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền, nên người ta theo tục trồng cây nêu để đánh dấu phần đất đai riêng mình, ngăn không cho quỷ bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên cây nêu có treo khánh đất phát ra tiếng động khi gió rung, nhằm để bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây còn buộc bó lá dứa hoặc cành đa... để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông, rắc vôi bột xuống đất trước cửa nhà mình trong những ngày Tết hòng cấm cửa quỷ vĩnh viễn...
(Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi)
hay quá , bây giờ thì mình hiểu thêm về cây nêu như thế nào , về nguồn gốc và tổ tiên
Trả lờiXóahay quá , bây giờ thì mình hiểu thêm về cây nêu như thế nào , về nguồn gốc và tổ tiên
Trả lờiXóa