28 thg 4, 2009

Appassionata (Secret Garden)

Saigon

Sài Gòn đêm

Body Art



The Body Art

Người suy tưởng!

Người suy tưởng!

18 thg 4, 2009

Rảnh, nhảm (2)


ĐỀ THI MÔN SỬ 2009!

- Dạng đề: trắc nghiệm, tự luận, logic...
- Thời gian: 234 phút (không kể thời gian ngủ và ngồi chơi).
- Nghiêm cấm ra khỏi phòng thi trước phút thứ 233 để tránh đề thi bị tuồn ra ngoài.
- Cách làm: Thí sinh làm bài trên máy vi tính, chỉ được chọn câu trả lời duy nhất 1 lần. Thí sinh có 3 quyền trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân, 50 -50, và nhòm bài của bạn.
- Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, sai trừ 2 điểm...
- Đề thi có 1 câu hỏi đặc biệt, thí sinh trả lời chính xác câu này thì không cần làm những câu khác vẫn được điểm tuyệt đối.
- Quy định khác: 1. Để tránh nhàm chán trong giờ thi, mỗi thí sinh được phát 5 tờ A4 để vẽ máy bay, tàu thủy, ô tô khi không làm được bài và không biết làm gì thời gian rỗi...; 2. Thí sinh vào phòng thi không được phép mang tài liệu nhưng được phép mang theo tiền để đánh bài. Cả phòng thi được phát 5 bộ bài để thí sinh giải trí dành cho thí sinh không làm được bài.

Phần I - Lịch sử Việt Nam:

1. Trong trận chiến trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã làm gì để răn đe kẻ thù và khích lệ quân ta?
A: Hát rock.
B: Hát rap.
C: Đọc thơ.
D: Hát chèo.
E: Múa bụng.

2. Trong chiến thắng lẫy lừng của Trần Hưng Đạo trên sông Bạch Đằng, đạo quân của ông đã dùng loại vũ khí nào?
A: Thủy lôi.
B: Địa lôi.
C: Thiên lôi.
D: Đứng trên bờ ném đá quân địch.
E: Dùng điện 500 KW dí xuống nước giật chết quân địch.

3. Trận "Điện Biên Phủ trên không" khác với trận Điện Biên Phủ ở điểm nào?
A: Ở chỗ "trên không" và "dưới đất".
B: "Trên không" và "dưới nước".
C: "Trên không" và "dưới... có"
D: Làm gì có mấy trận chiến đó.

4. Theo bạn tại sao chúng ta lại tổ chức Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân?
A: Bộ đội đi làm thêm ngày tết lương cao.
B: Bọn địch ăn uống no say rồi oánh bạc, không đề phòng.
C: Thời tiết đẹp, đi chơi hay đi "nổi dậy" đều... thích như nhau.
D: Hôm đó em bận đi chơi tết, không đi "nổi dậy" nên em không biết.

5. Ba anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót đã có những hành động dũng cảm: lấy thân mình lấp lỗ châu mai, lấy thân mình làm giá súng và lấy thân mình chèn pháo. Sắp xếp theo thứ tự nào là đúng?
A: Lỗ - Giót – Súng, Đàn – Mai, Diện - Pháo.
B: Giót – Mai, Đàn – Pháo, Diện – Súng - Lỗ.
C: Giót – Pháo - Lỗ, Đàn – Súng, Diện – Mai.
D: Giót – Đàn, Pháo – Mai, Lỗ - Diện – Diện.

6. Theo bạn, ai là người có tên đẹp nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam?
A: Huỳnh Văn Bánh.
B: Nguyễn Văn Đậu.
C: Đoàn Văn Bơ.
D: La Văn Cầu.
E: Nguyễn Văn Chiêm.

II. Lịch sử thế giới:
1. Chiến tranh lạnh diễn ra ở đâu?
B: Liên Xô và Nga.
C: Mỹ và Hoa Kỳ.
D: Nam cực và Bắc cực.
E: Tủ lạnh và tủ đông.

2. Đã có cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, theo bạn liệu có thể có chiến tranh thế giới thứ 3, 4, 5, 6... không?
A: Hổng biết. Bản thân em yêu màu xanh và chim bồ câu biểu tượng của hòa bình. Em hy vọng sẽ không có chiến tranh để mọi người được lo ấm, xã hội bình đẳng bác ái.
B: Hổng biết, nhưng em yêu màu đỏ của máu, ghét màu xanh hòa bình. Em hy vọng sẽ có chiến tranh nhiều thiệt là nhiều cho thế giới thêm phần... gay cấn.

3. Trong lịch sử các nước như Pháp, Anh, Nhật, Trung Quốc... rất thích xâm chiếm thuộc địa. Theo bạn, lý do vì sao?
A: "Phủ sóng toàn cầu, mọi lúc mọi nơi" như Mobifone.
B: "Không ngừng vươn xa" giống Vinaphone.
C: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống bạn? Soạn tin nhắn Dudoan XYZ gửi 012345678, hoặc gọi tổng đài 19001234. Phần quà là 1 chuyến du lịch tới Xômali đang đợi bạn.

III. Câu hỏi đặc biệt:
Thí sinh đáp đúng câu này sẽ không cần làm phần lịch sử Việt Nam và Thế giới vẫn đạt điểm tuyệt đối. Câu hỏi như sau: “Trong chiến tranh thế giới thứ 2 có bao nhiêu người thiệt mạng, hãy kể tên, tuổi, ngày sinh, nơi sinh, nghề nghiệp của họ”?
-----------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO: HÃY THI THEO CÁCH CỦA BẠN!
S-FONE, VINAPHONE, KOTEX, OMO, REXONA, VIAGRA HÂN HẠNH TÀI TRỢ ĐỀ THI NÀY!
(trích blog CoGaiDoLong, SongPhạm có cắt sửa và hiệu đính cho thêm phần... nhột nách!)

16 thg 4, 2009

Rảnh, nhảm (1)


ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN VĂN 2009!

- Dạng đề: Trắc nghiệm, tự luận.
- Thời gian: 123 phút (không kể thời gian dòm bài thí sinh khác).
- Phạm vi kiến thức: Sách giáo khoa (khuyến khích kiến thức học thêm ở nhà thầy cô).
- Thể lệ bài làm: Đánh dấu (x) vào câu trả lời đã chọn.
- Thí sinh có thể dừng bài thi bất cứ lúc nào, ở bất kỳ câu nào.
- Nếu bí, có thể tham khảo các loại sách giáo khoa (có cải cách và không cải cách).
- Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm.

Câu 1:
"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu... ". Hỏi: Con trâu làm gì?
A: Đi chọi.
B: Đi nằm.
C: Đi tè/ đi ị.
D: Đi dạo.
E: Ngó 2 vợ chồng.

Câu 2:
Trong chuyện “Sơn tinh, Thủy Tinh", nhà vua yêu cầu trong số lễ vật phải có 1 con voi. Hỏi: Đó là loại voi gì?
A: Ma mút.
B: Voi Buôn Đôn.
C: Voi 9 ngà (2 ngà thật, 7 ngà giả!).
D: Voi nhựa.
E: Voi... cá!

Câu 3:
Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng", ông lão đã dựa vào đâu để tin lời con cá?
A: Nhìn mặt con cá thấy ngu ngu.
B: Ngó mặt mình thấy ngu hơn con cá.
C: Ông lão điểm huyệt hẹn giờ, không thực hiện lời hứa cá sẽ sình bụng mà chết.
D: Ông lão nghĩ: Sổng con này, chài con khác.
E: Éo biết. Đi mà hỏi lão già!

Câu 4:
Nhân vật Từ Hải trong "Truyện Kiều" được miêu tả như sau: "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao". Lý do nào chàng có cơ thể cường tráng, khác người như vậy?
A: Tập thể hình chỗ Lý Đực.
B: Uống sữa "Cô gái Hà Lan".
C: Uống sữa "Ông Thọ"
D: Ăn phải thuốc tăng trưởng rau củ quả và heo nái.
E. Có bao nhiêu thí sinh cùng đáp án với em? (Soạn tin nhắn TUHAI - X.Y.Z... gửi tới tổng đài 088. Hoặc gọi điện đến tổng đài 1900123456).

Câu 5:
Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, ai đã "nhặt" được ai?
A: Chàng nhặt được vợ.
B: Vợ nhặt được chàng.
C: Bà mẹ nhặt được hai vợ chồng.
D: Hai vợ chồng nhặt được bà mẹ.
E: Họ nhặt được nhà văn.

Câu 6:
Truyện ngắn "Đôi mắt" của tác giả nào?
A: Văn Cao.
B: Vũ Cao.
C: Không Cao.
D: Cao Hành Kiện.
E: Phóng tác từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Ma Cao.

Câu 7:
Trong truyện "Romeo và Juliet" của Shakespeare, 2 nhân vật chính chết do uống phải...
A: Thuốc ngủ.
B: Thuốc chuột.
C: Thuốc lắc.
D: Thuốc lào.
E: Thuốc ngừa thai.

Câu 8:
Bà Huyện Thanh Quan là tên thật hay nick chat? Tại sao bà lại chọn nick như vậy?
A: Bà làm quan huyện.
B: Chồng bà là huyện quan.
C: Cha bà làm quan huyện.
D: Má lớn của bà là vợ nhỏ của huyện quan.
E: Từng bị quan huyện bắt vì tội vượt ẩu đèo ngang.

Câu 9:
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng có mấy đời chồng?
A: Một, và hơn thế nữa...
B: Vô số, lớp ăn nấm độc, lớp té lầu (vì không chịu ăn nấm).
C: Bến không chồng.
D: Ế chồng, do không chịu "Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng".
E: Chị tôi chưa có chồng...

Câu 10:
Nhân vật Chí Phèo từng có thời gian ngồi tù, theo em, lý do nào hắn được ra tù?
A: Vượt ngục.
B: Chạy án.
C: Ân xá nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
D: Phóng thích dịp rằm tháng bảy.
E: Thị Nở phá ngục giải cứu.

Câu 11:
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Kim và Nguyễn Ngọc Tư có quan hệ thế nào với nhau?
A: Anh em.
B: Chị em.
C: Bạn bè.
D: Cha con/ mẹ con.
E: Chồng vợ.

Câu 12:
Ở cuối truyện "Tấm Cám", mẹ con Cám đã bị Tấm đem ra làm loại thức ăn nào sau đây?
A: Làm khô.
B: Làm gỏi.
C: Làm chả.
D: Nấu phở.
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13:
Thị Nở đã nấu nồi cháo gì cho Chí Phèo ăn để giải cảm... cúm gia cầm?
A: Cháo dinh dưỡng.
B: Cháo mắt heo/ mắt bò.
C: Cháo mực.
D: Cháo lòng.
E: Cháo trắng ba khía, hột vịt muối.

Câu 14:
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh thời là một người rất phóng khoáng trong các mối quan hệ. Em có thể cho biết bà từng "quan hệ" (*) với các danh sĩ nào?
A: Nguyễn Du.
B: Nguyễn Trãi.
C: Nguyễn Khuyến.
D: Nguyễn Tuân.
E: Nguyễn Ánh 9.
(*) Từ "quan hệ" được trích từ SGK lớp 10 - đã cải (nhiều) cách - NXB Giáo (Tình) Dục.

Câu 15:
Thi sĩ lừng danh Hàn Mặc Tử chết do?
A: Sida.
B: Hắc lào.
C: Đái tháo... muối.
D: Thức khuya làm thơ bị muỗi cắn.
E: Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16:
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạng mạng độ thiên không"
Trong câu thơ trên, dấu hiệu nào để tác giả biết con chim mỏi cánh, bay về rừng để tìm chỗ ngủ?
A: Lim dim, ngáp ngáp.
B: Bay loạng choạng, cánh đập bạch bạch.
C: Bay giật lùi.
D: Rớt xuống đất.
E: Do tác giả đang buồn ngủ.

Câu 17:
"Mày đánh chồng bà đi rồi bà cho mày xem...!" (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Và, chị đã cho chúng xem thật... Hỏi, chị Dậu đã cho chúng xem gì?
.........................................................................
*Lưu ý: Đáp án do học sinh tự nghĩ ra và điền vào chỗ trống.

Câu 18:
Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, ông đã để Vương Thúy Kiều trầm mình ở đâu?
A: Sông Tiền.
B: Sông Hậu.
C: Sông Hương.
D: Sông Sài Gòn.
E: Kênh Nhiêu Lộc.

Phần câu hỏi phụ: (gồm 3 câu, mỗi câu 1.5đ)
1. Em cảm nhận loại đề này như thế nào?
2. Có bao nhiêu người cùng đáp án với em? (Soạn tin nhắn gửi tới số 1900123456789).
3. Có bao nhiêu thí sinh bỏ dở bài thi về nhà cày ruộng? (A: 1 triệu; B: 2 triệu; C: Vô số; D: Tất cả).

Lưu ý lần chót:
- Thí sinh có thể bỏ qua phần câu hỏi phụ, nhưng nếu đáp đúng được cộng 0,5 điểm, sai trừ hết điểm.
- Thí sinh làm xong bài mới được đi toa-lét.

(trích blog CoGaiDoLong, SongPhạm có cắt sửa và hiệu đính cho thêm phần... nhột nách!)

15 thg 4, 2009

Mạnh mẫu thời nay


Mạnh Mẫu thời nay!
(tiểu phẩm của SongPhạm)


Mạnh Mẫu có con là Mạnh Tử. Tới tuổi đi mẫu giáo. Mạnh Mẫu đắn đo mãi mới chọn được trường...

Ngày đầu tiên đi học, Mạnh Tử khóc rống, cả ngày không chịu ăn uống. Trở về nhà, mặt mày Mạnh Tử đỏ lựng còn in cả dấu năm ngón tay cô giáo hai bên má. Đêm, Mạnh Tử giật mình khóc thét, huơ tay chống đỡ: “Mẹ ơi, cô giáo đánh!”.
Mạnh Mẫu xót ruột chuyển trường khác cho con.
Đón Mạnh Tử từ trường mẫu giáo thứ hai trở về, lúc tắm rửa, Mạnh Mẫu phát hiện nhiều vết bầm tím chi chít khắp người Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết do Mạnh Tử mắc tè mà không chịu báo cáo, cứ tè dầm ra quần làm cô giáo bực mình đấm, đá, ngắt, nhéo…
Mạnh Mẫu lập tức chuyển trường khác cho Mạnh Tử.
Từ cổng trường mẫu giáo thứ ba bước ra, nước mắt Mạnh Tử ràn rụa, mặt mày kinh hãi, cậu nhất định không chịu cho mẹ chụp chiếc mũ bảo hiểm lên đầu: “Mẹ ơi, đau lắm!”. Mạnh Mẫu sờ đầu con thấy phía sau u lên một tảng to bằng nắm tay. Thì ra Mạnh Tử ị đùn trong quần làm “bốc mùi, mất vệ sinh lớp học” - như lời cô giáo mách lại sau này - cô giáo phát hiện dí đầu Mạnh Tử vào tường “hơi mạnh tay, Mạnh Tử tự ngã” - cô giáo thú nhận. Mạnh Mẫu đưa con tới bệnh viện khám coi có chấn thương sọ não. Hú vía. May mà không sao.
Mang con trở vào trường định mắng vốn, tới một căn phòng im phăng phắc, Mạnh Mẫu tò mò giương mắt nhìn vào, bà bèn lập tức quay phắt đi dẫn theo Mạnh Tử biến mất. Hỏi ra mới biết đó là “phòng đút cơm”: Hàng trăm đứa mỗi đứa ngồi trên một cái bô, tuyệt nhiên không đứa nào nhúc nhích. Một cô cầm roi mây nhịp nhịp vào tường, cô khác lôi theo sau lưng một cái chảo to, tay xới, đút liên tục vào miệng từng đứa đang há ra, rất nhịp nhàng từ trái sang phải rồi từ phải sang trái. Giữa phòng còn có hai đứa đang nằm giãy giụa, miệng chúng bị dán băng keo kín mít. Thì ra một đứa khóc không chịu ăn, còn đứa kia không chịu ngồi bô nên bị bắt nằm giữa lớp để “làm gương” cho những đứa có ý đồ lì lợm, chống đối khác.
Quá kinh hãi, Mạnh Mẫu ôm con về nhà, mỗi ngày vừa cày sâu cuốc bẫm vừa địu Mạnh Tử sau lưng.
Nhiều người thấy thế xót thương, bày Mạnh Mẫu phải phong bì tí chút cho các cô “Tội nghiệp, lương lậu thì la đà, tết nhất tiền thưởng không bao nhiêu, bước ra khỏi cổng trường thì giá cả mọi thứ đều đắt đỏ làm các cô bị stress liên tục, chỉ còn biết trút lên đầu lũ trẻ…” - một phụ huynh tỏ vẻ “luôn luôn thấu hiểu”.
Mạnh Mẫu rứt ruột mang con (và phong bì) đến gõ cửa một ngôi trường khác có bảng hiệu ghi rõ ràng ở cổng: “Đảm bảo không hành hạ trẻ”
Lần này đi học về, Mạnh Mẫu cả mừng thấy Mạnh Tử không còn kinh hãi, khóc nhè, đêm ngủ không còn gặp ác mộng. Thế nhưng lạ sao khi tắm rửa, kỳ cọ cho con, Mạnh Mẫu lại bắt gặp những vết bầm, trầy, cào, cắn… khắp đầu mình tay chân Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết đúng như cam kết, Mạnh Tử không hề bị cô giáo đánh, mà chính bọn trẻ tự “xử” nhau. “Lớp đông quá, cô giáo quản không xuể nên chúng tự do, thoải mái, muốn ra sao thì ra” - Mạnh Mẫu mếu máo.
Từ đó, hàng xóm không còn thấy cảnh Mạnh Mẫu sáng sáng khăn gói dỗ con đi học, cảnh mẹ con nước mắt vắn dài từ biệt nhau...

Một sớm, láng giềng chợt giật thót khi nghe từ sân nhà Mạnh Mẫu vọng ra tiếng đấm đá, thụi, quất… cùng tiếng hét chói tai: “Mày có ăn nhanh không thì bảo? Có tin tao vả vào mồm, gọt tóc, móc mắt mày cho vào máy xay sinh tố, trói đầu mày nhốt vào cầu tiêu, sau đó mổ bụng, trút ruột mày ra cho chó ăn, xác mày một phần tao cho vào máy giặt, một phần tao ném xuống lầu cho xe tải cán… Có nuốt nhanh không thì bảo?”
Ai nấy kéo đến ngó vào sân, ngạc nhiên thấy… chỉ có một mình Mạnh Tử, mẹ nó đã đi chợ từ sớm, còn nó đang chơi trò “bảo mẫu đút cơm” cho búp bê…

Cô ba Sài Gòn

Cô ba Sài Gòn!
(tiểu phẩm của SongPham)

Cô Ba Sài Gòn vốn xuất thân từ gia đình tiểu thương với gian hàng sương sa hột lựu kiêm hột é ba đời thành đạt. Nguyên bà cố, bà ngoại rồi đến mẹ cô Ba đều bán mỗi món hột é, về sau thêm món bánh lọt nước cốt dừa ngon nổi tiếng đất Sài Gòn mà nên cơ nghiệp...

Đến đời cô Ba, do có óc tân kỳ, cầu tiến, cô Ba quyết định mạnh dạn chuyển từ gian hàng hột é sang bán... hột vịt lộn, trứng cút, trứng gà ta rồi đến trứng ngỗng, trứng đà điểu… Được một thời gian thì dịch cúm gia cầm xuất hiện, cô Ba mang hết vốn liếng liều mình chuyển sang chơi chứng khoán. Nhằm lúc thời cơ vàng của chứng khoán ập đến, cô Ba trúng bộn. Rồi chứng khoán dần thất mùa, lỗi mốt, cô Ba gom tiền tậu đất, mua nhà, mua căn hộ chung cư cao cấp… Theo cơn sốt giá, nhà, đất lên vùn vụt, cô Ba lại trúng quả đậm bèn nhất định chuyển một phát sang kinh doanh hột... xoàn.
Vàng lên giá, hột xoàn cũng lên ngôi. Từ tiểu thương buôn bán hột é, nhưng lại chính nhờ hột xoàn, cô Ba đã giàu càng thêm nứt đố đổ vách. Tuy nhiên, điều đáng nói là cô Ba còn nổi tiếng bởi tấm tình nhân đạo. Do hiếm muộn đường tử tức, cô Ba tìm nuôi... chó kiểng. Bất kỳ loại cẩu nào hễ mắc nhất thế giới, bất kể là giống gì, cô Ba đều sai người lùng sục cho bằng được mang về.
Cô Ba thuê hẳn một tổ vệ sĩ từ một công ty bảo vệ có tiếng về chăm chó như chăm con mọn. Người dắt chó đi ị, người tắm rửa, người chải lông, người bắt ve, ai vào việc nấy, không được kiêm nhiệm. Đó là chưa kể thầy dạy chó là “giáo viên bản ngữ nhiều năm kinh nghiệm” cô Ba thuê hẳn người nước ngoài. Chó của cô Ba vì thế chỉ biết tiếng Anh, không rành tiếng Việt. Kể từ đó người ta thấy cô Ba và chó một bước cũng không rời, kể cả những lúc lên báo, lên ti vi trong chương trình “Người đương gặp thời”… cô Ba cũng đều ẵm chó theo đặt ngồi kế bên.
Chó của cô Ba còn rất khác biệt ở chỗ có xỏ lỗ tai, đeo bông liền, lúc lỉu hai bên là hai chiếc bông đính hai hột xoàn bự do cô Ba đặt thợ bạc làm hẳn hoi. Chuông cổ của chó dĩ nhiên cũng bằng vàng bốn số chín nạm kim cương, nghe đâu chỉ thua kém mỗi bộ bông tai và cà rá của cô Ba - “giá chỉ vài triệu đô la” - như cô từng đề cập trên ti vi trong chương trình “Gặp gỡ cuối ngày”.
Mỗi bận trả lời phỏng vấn, tới câu hỏi nào mắc cười là cô Ba và chó ôm nhau cười rũ rượi, cả hai lúc lắc cái đầu khiến cho bông tai, lắc, xuyến và lục lạc kêu xủng xoẻng, lấp lánh cả trời sao, khiến người phỏng vấn và khán giả nhiều phen lóa mắt.
Có được chó cưng danh giá thế, nên đi tới đâu, bọn trẻ khắp hang cùng ngõ hẻm đều khoái chí dí theo hú hét, chọc ghẹo chó làm bận rộn đám vệ sĩ. Mấy hôm giáp Tết, thằng Teo con bà bán hột mít còn cả gan trang bị cả ná thun, nó nã một phát vào mõm con chó khiến nó bỏ ăn mất mấy ngày làm cô Ba xót cả ruột. Lập tức, cô Ba bay sang Đức đặt hẳn cho chó và cô một con Rolls Royce siêu hạng có bọc thép... chống đạn. “Phen này bọn thằng Tí, thằng Teo chả còn làm gì được nữa!” - cô Ba thầm nghĩ.

Trang Tin giờ chót báo “Lá mít” sáng nay đăng: “Mất chó. Công an đã vào cuộc và nhà báo đang làm phóng sự điều tra. Lưu ý: Đôi bông hột xoàn trị giá hai triệu rưỡi đô trên tai chó được thủ phạm gỡ bỏ trở lại, vụ án vẫn đang trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, gia chủ cần chuộc gấp; giá cả: Bảo đảm thoát nghèo vĩnh viễn. Liên hệ: Cô Ba Sài Gòn”

Mười ghét!


Mười... ghét!
(tiểu phẩm của songpham)

Cuộc phỏng vấn sau đây được thực hiện với một số người đẹp là hoa hậu, á hậu, người mẫu, diễn viên, ca sĩ và vô số chân dài miệt vườn. Dĩ nhiên họ đều xinh đẹp, nhưng đáng chú ý, họ đều có điểm chung là đã, đang và sẽ chọn chồng nước ngoài. Hỏi vì sao các cô “chồng gần hổng lấy lại lấy chồng xa”? Chúng tôi nhận được rất nhiều câu trả lời…

Hoa hậu A – chồng Mỹ:
“Chồng tôi không đòi hỏi tôi có còn “nguyên” trước khi cưới, cũng không điều tra xem trước đây tôi đã… với bao nhiêu bạn trai”
Ca sĩ B – chồng Pháp:
“Nếu chồng tôi ngoại tình, tôi có thể thuê luật sư bảo vệ quyền lợi, phân chia tài sản và… lấy chồng khác”
Á hậu C – chồng Đức:
“Chồng tôi đi siêu thị mỗi tuần để mua đồ ăn thức uống cho cả nhà, đưa đón con đi học quanh năm suốt tháng mà không cáu gắt hoặc xem như ban ơn cho vợ”
Diễn viên D – chồng Anh:
“Chồng tôi vào bếp nấu ăn, tưới cây, giặt giũ, chăm con, dắt chó đi ị… mà không càm ràm hay thắc mắc”
Siêu mẫu E – chồng Úc:
“Chồng tôi không ngồi đâu phì phà thuốc lá đấy như đầu máy xe lửa, hồn nhiên phun chất gây ung thư phổi vào mặt vợ con”
Chân dài G, H, I - chồng Hàn, chồng Đài, chồng Trung:
“Chồng tôi thỉnh thoảng có đánh đập, bóp cổ, thậm chí quăng vợ xuống lầu nhưng không phải trong cơn say xỉn. Đi ngủ biết rửa chân sạch sẽ, xài khăn ăn xong không tận dụng để chà răng, lau nách; không cắn móng tay, móc cứt mũi, gãi mông bừa bãi, ngáp vặt có che miệng…”
Và rất nhiều chân dài K, L, M, N,… - có chồng Ấn Độ, Campuchia, Miến Điện, Kenya, Iran, Iraq…:
“Chồng chúng tôi đều biết mở cửa xe cho vợ, biết ủi đồ, biết tự lấy đồ đi tắm, biết thay và giặt tã lót, tắm rửa cho con; không ba hoa chích chòe, ngồi lê đôi mách tám chuyện trên trời dưới đất ở các quán cóc, hoặc suốt ngày trình diễn thời trang quần đùi áo “da”, bất kể trước mặt bạn của vợ”
“Ca dao xưa có “10 thương” thì đối với đàn ông Việt Nam, chúng tôi có “10 ghét” để đối lại” - đại diện hoa hậu áo tắm X. nói. Và họ đã nhất trí đúc kết, phân loại đàn ông VN thành… 10 loại sau:
1. Đàn ông tử tế thì xấu trai.
2. Đàn ông đẹp trai thì không tử tế.
3. Đàn ông đẹp trai, tử tế lại là “gay”.
4. Đàn ông đẹp trai, tử tế, không “gay” thì đã kết hôn.
5. Đàn ông tử tế, không “gay” thì vô sản.
6. Đàn ông vô sản thì lại chạy theo… tiền của chúng ta (phụ nữ).
7. Đàn ông xấu trai nhưng có tiền thì nghĩ rằng chúng ta chạy theo… tiền của họ.
8. Đàn ông không tử tế, không “gay”, có chút tiền thì cho rằng chúng ta không đẹp.
9. Đàn ông ga-lăng, cho rằng phụ nữ là tạo vật hoàn hảo của tạo hóa… thì lại tâm thần.
10. Đàn ông không tâm thần, hơi tử tế thì lại… cầm tinh con thỏ!

Chợt có tiếng chân chạy huỳnh huỵch, rồi tiếng hét chói tai bằng đủ thứ giọng Tây, Tàu: “Mấy mụ đàn bà rách việc, dư hơi, lắm mồm, lười nhác, chuyên nói xấu... chồng người khác! Có về lau nhà, nấu ăn, chăm con không thì bảo! Phen này chúng mày biết tay chúng ông!”

(Tiếng “bịch”, “hự”, “bốp”, “chát”, tiếng khóc thét, tiếng xé quần, xé áo... Khung cảnh cực kỳ hỗn loạn. Không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra, kể cả người viết. Kết thúc phỏng vấn!)

Mọc sừng


Mọc sừng!

Sáng sớm anh chồng đi làm, gặp một gã “tưng tưng” cứ hét vào mặt anh:
- Đồ mọc sừng!
Bực bội, anh ta rẽ sang hướng khác.
Ngày hôm sau, cũng vào giờ ấy anh ta gặp lại gã kia, hắn vẫn hét lên câu nói hôm qua:
- Đồ mọc sừng! Mọc sừng!
- Đồ điên! Tránh ra! - anh quát gã.
Ngày thứ ba:
- Đồ mọc sừng! Mọc sừng! Mọc sừng!
Cứ thế, ngày này sang ngày khác, gã tưng tưng ấy khiến anh vui mắt, nhưng lại bắt đầu làm anh nghi ngờ vợ. Một tối, anh e dè:
- Em à...
- Gì thế? - vợ anh hỏi.
- Em có cắm sừng anh không đấy?
- Vớ vẩn! - vợ anh bực, quát.
Anh thành thật kể lại câu đùa của gã điên.
Hôm sau, vẫn hành trình cũ đến cơ quan, anh gặp lại gã kia. Lần này, gã nhảy dựng, hét tướng:
- Đồ mọc sừng! Mọc sừng kiêm mách lẻo!

Osin


ÔSIN

Một vị giám đốc đi công tác xa, 8-3 gọi điện về nhà thăm vợ. Đầu dây bên kia, một giọng phụ nữ lạ hoắc bắt máy. Rất ngạc nhiên, vị giám đốc hỏi:
- Ai đang nói chuyện với tôi đấy?
- Tôi đây.
- Tôi là ai?
- Là ôsin.
- Nhà tôi làm gì có ôsin? - Vị giám đốc gắt.
- Bà chủ vừa thuê tôi sáng nay.
- Vậy à. Thôi đi gọi bà chủ đi, nói tôi là chồng bà ấy gọi về chúc mừng 8-3. Sẵn dịp chúc cô một ngày Quốc tế Phụ nữ vui vẻ…
- Cảm ơn ông, nhưng… bà chủ đang ngủ với ông chồng nào đó ở trên lầu cơ mà?
- Sao? Cô nói sao?
- Tôi nói thật đấy. Bà chủ kêu tôi ở dưới này trông chừng nhà, không được để ai quấy rầy.
(Đầu dây bên này lặng đi hồi lâu)
- Này, cô kia. Cô có muốn một ngàn đô không?
- Dạ, muốn. Nhưng... sao ạ?
- Cô đi lấy ngay khẩu súng săn tôi cất trong hộc bàn.
- Dạ, để làm gì ạ?
- Đi mà xử hai đứa ấy đi chứ còn làm quái gì nữa?
Tiếng gác điện thoại, tiếng bước chân rồi tiếng “đùng, đoàng” - hai phát; sau cùng là tiếng nhấc điện thoại:
- A lô! Xong rồi. Giờ xử lý thế nào ạ?
- Gói gém cẩn thận rồi ném xuống hồ nước sát cạnh nhà.
- Nhưng cạnh nhà làm gì có hồ nước nào?
- Ủa, vậy hả? Sao kỳ vậy? Ơ… hay là... Xin lỗi, hình như tôi lộn số!
(Cúp máy)

14 thg 4, 2009

Nước mắt rơi

nước mắt rơi - phạm duy-Thái Thanh
Được tìm bởi Baamboo.com

10 thg 4, 2009

Từ giọng hát em

Đại lộ hoàng hôn

9 thg 4, 2009

Tuổi biết buồn

Singapore chô'ng tham nhũng

SINGAPORE
chống tham nhũng
như thế nào?

Để xây dựng một chính phủ trong sạch, Lý Quang Diệu và các đồng sự của ông đã đặt quyết tâm chống tham nhũng lên hàng đầu bằng những biện pháp mạnh mẽ, cứng rắn, quyết đoán và quyết liệt. Nhờ đó, Singapore tránh được nhiều tổn thất lớn trong quá trình phát triển và tạo dựng được một chính phủ tài năng, trong sạch, vững mạnh, biến Singapore từ quốc đảo nhỏ bé thành con rồng châu Á với mức thu nhập bình quân đầu người 22.000 USD/năm, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch ngay từ đầu
Khi đảng PAP lên nắm chính quyền vào năm 1959, chúng tôi bắt đầu xây dựng một bộ máy chính quyền trong sạch. Một quyết định quan trọng mà chúng tôi thực hiện trước cuộc tổng tuyển cử tháng 5/1959 là nhấn mạnh quan điểm của chúng tôi đối với tệ tham nhũng.
Sự cám dỗ đang có mặt ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng ở Singapore. Lấy ví dụ, viên chức đầu tiên tiếp xúc với những người nước ngoài khi họ bước chân vào lãnh thổ một quốc gia chính là nhân viên phòng hải quan và nhập cư. Ở nhiều sân bay tại Đông Nam Á, du khách thường thấy sự chậm trễ trong khâu thủ tục hải quan cho đến khi nào họ đã sẵn sàng một số tiền đút lót đúng lúc (thường là tiền mặt).

Cái thực tế phiền hà ấy cũng hiện diện ở những CSGT, khi buộc phải ngừng xe do bị vin vào lý do tốc độ, lái xe phải nộp bằng lái cùng với việc tiếp theo là một số tiền ước lượng bằng đô la để tránh những hành động xa hơn. Các sĩ quan cao cấp cũng chẳng nêu được một tấm gương tốt. Ở nhiều thành phố trong khu vực, thậm chí nhập viện sau một tai nạn giao thông cũng cần một khoản đút lót để được chăm sóc mau lẹ. Những người có chức vụ nhỏ không thể sống nổi bằng đồng lương của họ và thực tế đó đã lôi kéo họ đến sự lạm dụng quyền lực.

Chúng tôi ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình là kiến lập một chính quyền trong sạch và hiệu quả. Vào tháng 6/1959, khi tuyên thệ tại nghi lễ nhận nhiệm kỳ ở văn phòng HĐND thành phố, tất cả chúng tôi đều mặc áo sơ mi trắng và quần trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và lương thiện của mình trong hành vi cá nhân cũng như trong cuộc sống cộng đồng. Đây là điều mà nhân dân đã kỳ vọng ở chúng tôi và chúng tôi quyết định phải sống xứng đáng với những kỳ vọng đó...

Tất cả các Bộ trưởng của tôi, ngoại trừ một người, đều là những người đã tốt nghiệp ĐH. Hết nhiệm kỳ, chúng tôi tin là mình có thể kiếm sống được và những nhà chuyên nghiệp giống như tôi luôn sẵn sàng làm điều đó. Chúng tôi không cần phải dành dụm một cái gì đó để phòng những trường hợp có thể xảy ra. Quan trọng hơn, hầu hết chúng tôi đều có những người vợ lao động có thể nuôi dưỡng gia đình nếu chúng tôi bị vào tù hay không còn xuất sắc trong công việc được nữa. Yếu tố này định hướng quan điểm của các Bộ trưởng và vợ của họ. Khi các Bộ trưởng chiếm được lòng tin và lòng kính trọng của người dân, các công chức còn có thể ngẩng cao đầu và tự tin ra quyết định. Điều này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của chúng tôi với những người cộng sản.

Từ ngày lên nắm chính quyền vào tháng 6/1959, chúng tôi chắc chắn rắng mỗi đồng đô la trong tổng thu nhập đều phải được giải thích một cách hợp lý và sẽ đến với người dân nguyên vẹn là một đồng đô la mà không bị rút bớt đi ở dọc đường. Vì vậy, ngay từ buổi đầu, chúng tôi đã đặc biệt chú ý đến những lĩnh vực mà sự lộng quyền được khai thác cho lợi ích cá nhân và đồng thời mài nhọn những công cụ có thể ngăn chặn, phát hiện và cản trở những thủ đoạn này.

Chúng tôi quyết định tập trung vào những người đảm nhận chức vụ lớn ở các cơ quan hành chính cấp cao và cho CPIB (Ban Điều tra hành vi tham nhũng - người Anh thành lập vào năm 1952), hướng vào mục tiêu mà chúng tôi ưu tiên. Đối với những đối tượng nhỏ hơn, chúng tôi đơn giản hoá thủ tục, tẩy trừ sự lạm quyền bằng đường lối chỉ đạo được công bố rõ ràng, thậm chí huỷ bỏ nhu cầu cấp giấy phép hoặc phê chuẩn trong những phạm vi ít quan trọng. Mỗi khi chúng tôi gặp khó khăn trong việc kết tội khi truy tố, chúng tôi siết chặt hơn luật pháp trong lĩnh vực đó.

Tăng tiền phạt tối đa tội tham nhũng từ 10.000 đô la Sing lên 100.000
Năm 1960, chúng tôi thay đổi Luật chống tham nhũng đã lỗi thời của năm 1937 và mở rộng định nghĩa về quà cáp để chỉ bất cứ thứ gì có giá trị. Sự sửa đổi này nới rộng quyền lực của các điều tra viên, kể cả quyền bắt giữ, khám xét, thanh tra tài khoản ngân hàng, số ghi tiền gửi ngân hàng của những kẻ bị tình nghi cũng như của vợ, con và thuộc hạ của họ. Người quản lý thuế thu nhập buộc phải đưa ra những thông tin có liên quan tới bất kỳ ai đang bị điều tra.

Luật hiện hành quy định rằng, chứng cứ do kẻ đồng phạm khai ra không có giá trị tin cậy trừ phi được chứng minh. Chúng tôi đã thay đổi bằng cách cho phép các quan toà chấp nhận lời khai của kẻ đồng phạm là chứng cứ.

Với sự nhạy bén, tinh tế và quyền hạn được điều tra bất kỳ viên chức hay vị Bộ trưởng nào, vị Giám đốc của CPIB, đang làm việc tại Phủ Thủ tướng, nổi danh trong việc phát hiện ra những kẻ phản bội lại lòng tin của nhân dân.

Năm 1963, chúng tôi thực hiện việc bắt buộc các nhân chứng, được triệu tập bởi CPIB, phải có mặt để cung cấp thông tin. Năm 1989, chúng tôi tăng tiền phạt tối đa đối với tội tham nhũng từ 10.000 đô la Sing lên đến 100.000 đô la Sing. Cung cấp thông tin giả hoặc lừa dối CPIB sẽ bị phạt tù và số tiền nộp phạt lên đến 10.000 đô la Sing, các quan toà được quyền sung công những khoản tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.

Đưa ra những chuẩn mực đạo đức cao, lên án mạnh mẽ và đề ra quyết tâm tiêu diệt tham nhũng thì dễ dàng. Nhưng sống theo những lý tưởng tốt đẹp này thì vô cùng khó khăn, trừ phi người lãnh đạo có đủ mạnh mẽ và quyết tâm để đương đầu với kẻ phạm tội và không có sự ngoại lệ nào. Nhân viên CPIB phải được ủng hộ để thực thi luật, không e dè hay thiên vị.

Trả lương tương xứng năng lực
Điều kiện tiên quyết đối với một chính quyền lương thiện là những người ứng cử không phải cần đến một số tiền lớn để được đắc cử, nếu không nó sẽ khởi sự một chu trình tham nhũng. Nguyên nhân suy sụp của hầu hết các quốc gia châu Á chính là cái chi phí quá cao của những cuộc bầu cử. Sau khi đã chi một số tiền lớn để được đắc cử, người chiến thắng sẽ phải kiếm chác để bù lại chi phí mà họ đã bỏ ra và còn phải tích luỹ những khoản quỹ dành chi cho cuộc bầu cử tới.

Singapore tránh sử dụng tiền cho mục đích thắng cử. Là người lãnh đạo của phe đối lập, năm 1959, tôi thuyết phục Lim Yew Hock thực hiện việc bỏ phiếu bắt buộc và cấm sử dụng xe hơi để đưa cử tri đi bỏ phiếu. Sau khi nắm chính quyền, chúng tôi xoá sạch ảnh hưởng chính trị của Hội Tam Hoàng (một tổ chức bí mật của người Hoa). Địch thủ ghê gớm nhất của chúng tôi là cộng sản đã không dùng đồng tiền để mua chuộc các cử tri. Chi phí dành cho cuộc bầu cử của chúng tôi rất thấp, dưới cả mức tiền mà luật cho phép.

Họ bỏ phiếu cho chúng tôi nhiều lần vì chúng tôi đã cung cấp việc làm, xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm cộng đồng và quan trọng hơn hết là những ngôi nhà mà họ sở hữu. Đó là những lợi ích đáng kể làm thay đổi cuộc sống của họ và thuyết phục họ rằng tương lai của con cháu họ đặt trong tay của PAP.

Mặt khác, Singapore đã chứng minh rằng, một hệ thống bầu cử trong sạch, không có ảnh hưởng của đồng tiền sẽ giúp duy trì một chính phủ lương thiện. Tuy nhiên, Singapore chỉ giữ được sự trong sạch và lương thiện khi nào những con người lương thiện và đầy năng lực sẵn sàng tham gia ứng cử và nắm giữ chức vụ. Họ phải được trả một mức lương tương xứng với những gì mà một người có khả năng và liêm chính có thể được hưởng khi điều hành một công ty lớn hay đang làm những công việc có tính chuyên môn khác. Họ phải quản lý được một nền kinh tế Singapore mà trong hai thập niên qua đạt mức tăng trưởng hằng năm từ 8% đến 9%, và mức GDP bình quân đầu người, theo Ngân hàng Thế giới ước tính, đứng thứ 9 trong những nước cao nhất trên thế giới.

Nếu chúng tôi trả lương quá thấp cho những người đảm nhận chức vụ Bộ trưởng thì chúng tôi không thể kỳ vọng họ ở lại lâu với chức vụ mà tiền lương chỉ bằng một phần nhỏ những gì họ có thể kiếm được ở bên ngoài. Với mức tăng trưởng kinh tế cao và tiền lương cao hơn trong khu vực tư nhân, lương của các Bộ trưởng phải tương xứng với mức lương của những người tương đương với họ trong khu vực tư nhân. Chính vì đồng lương thấp mà các Bộ trưởng và công chức đã làm sụp đổ nhiều chính quyền tại châu Á. Sự trả công thoả đáng là nhân tố quan trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên chức cao cấp.

Điều chỉnh lương khu vực nhà nước ngang bằng khu vực tư nhân
Sau khi độc lập, tôi hạn định lại tiền lương của các Bộ trưởng, giữ cho mức lương ở các cơ quan dân chính tăng ở mức độ thấp để chúng tôi có thể đương đầu với nạn thất nghiệp và sự tụt hậu của nền kinh tế đồng thời nêu tấm gương về sự chừng mực. Năm 1970, khi tình trạng thất nghiệp không còn trầm trọng nữa, không khí đã dễ thở hơn, tôi tăng lương cho các Bộ trưởng từ 2.500 đôla Sing lên 4.500 đôla Sing một tháng nhưng giữ cố định lương của tôi ở mức 3.500 đôla Sing để nhắc nhở cơ quan dân chính rằng, sự chừng mực vẫn là cần thiết. Cứ vài năm tôi lại tăng lương cho các Bộ trưởng để thu hẹp khoảng cách rộng lớn với mức lương trong lĩnh vực tư nhân.

Khi tôi còn là một Bộ trưởng cấp cao, năm 1994 tôi đã đề nghị lên nghị viện rằng chính phủ nên đặt ra một phương án nhằm tự động hoá việc xét duyệt lương các Bộ trưởng, quan toà, và các công chức hàng đầu theo bản báo cáo thuế thu nhập của khu vực tư nhân. Với mức tăng trưởng kinh tế từ 7% đến 10%/năm trên hai thập niên qua, tiền lương trong khu vực Nhà nước luôn chậm lại sau khu vực tư nhân từ hai đến ba năm.

Năm 1995, Thủ tướng Goh quyết định chọn phương thức mà tôi đề nghị rằng sẽ gắn lương các Bộ trưởng và các viên chức cao cấp với mức lương ở vị trí tương ứng trong khu vực tư nhân. Điều này sẽ tự động làm cho thu nhập của họ tăng khi thu nhập trong khu vực tư nhân tăng.

Trong cuộc tổng tuyển cử 18 tháng sau đó, Thủ tướng thông qua toàn bộ cử tri, mặc dù phe đối lập khai thác vấn đề tiền lương của các Bộ trưởng. Người dân cần một chính phủ trong sạch, lương thiện và tài giỏi nhằm mang lại những thành quả tốt đẹp. Và đó chính là những gì mà đảng PAP đã đạt được.

Hiện tại, không quá khó khăn trong việc tuyển chọn nhân tài từ khu vực tư nhân. Trước khi phương án tiền lương được thực thi, các luật sư giỏi kiếm được 2 triệu đôla Sing. Nếu không có sự thay đổi này, chúng tôi không bao giờ có thể bổ nhiệm được những luật sư giỏi nhất vào bộ máy tư pháp. Chúng tôi còn kết hợp lương của bác sĩ và những nhà chuyên môn khác trong cơ quan Nhà nước với thu nhập của những người tương đương họ trong khu vực tư nhân. Phương án tiền lương này không có nghĩa là gia tăng lương mỗi năm, vì thu nhập trong khu vực tư nhân có thể tăng hoặc giảm. Điển hình là sự kiện năm 1995 khi thu nhập trong khu vực tư nhân giảm xuống, do đó năm 1997 lương các Bộ trưởng và viên chức cao cấp cũng bị giảm theo.

Bầu một tổng thống có sự uỷ thác độc lập từ cử tri để chống tham nhũng
Để đề phòng những người thiếu trung thực và không lương thiện vào bộ máy Chính phủ, trong một buổi mít tinh chào mừng Ngày Quốc khánh vào tháng 8/1984, tôi đã đề nghị nên bầu ra một tổng thống để bảo vệ đội ngũ viên chức dự bị của quốc gia. Tổng thống cũng sẽ có những quyền cao hơn cả một Thủ tướng, chẳng hạn, tổ chức các cuộc điều tra tham nhũng đối với chính Thủ tướng và các Bộ trưởng của ông ta hoặc các viên chức cao cấp, và có quyền phủ quyết sự bổ nhiệm không thích hợp vào các vị trí cao cấp như chánh án, bộ trưởng quốc phòng, tổng nha cảnh sát. Một tổng thống như thế sẽ cần đến sự uỷ thác độc lập từ cử tri.

Nhiều người cho rằng tôi đang chuẩn bị một chức vụ cho bản thân tôi sau khi rời khỏi chức vụ Thủ tướng. Thực sự tôi chẳng có chút hứng thú nào đối với chức vụ cao cấp này vì nó quá thụ động so với tính khí của tôi. Kế hoạch đề xuất này và những vấn đề liên quan đến nó được thảo luận tự do tại nghị viện năm 1988. Vài năm sau đó, vào năm 1992, Thủ tướng Goh Chok Tong bổ sung hiến pháp chuẩn bị cho việc bầu cử chức vụ Tổng thống. Chúng tôi phải giữ thăng bằng giữa quyền lực của tổng thống và quyền lực tự do hợp pháp của thủ tướng cùng với nội các của ông.

Khi các quốc gia Đông Á từ Hàn Quốc đến Indonesia bị tổn thất bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tham nhũng và chủ nghĩa gia đình trị làm tình trạng của họ càng thêm khốn khổ. Singapore khắc phục cuộc khủng hoảng tốt hơn vì không có nạn tham nhũng và không có sự tồn tại của chủ nghĩa gia đình trị, hai yếu tố vốn đã làm cho các quốc gia khác phải tổn thất hàng tỉ bạc.

Trong đoạn viết về "xây dựng một chính phủ trong sạch", Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng dẫn chứng quyết tâm bài trừ tham nhũng của ông bằng việc thẳng tay cương quyết xử lý cả những đồng sự thân cận có dính líu đến tệ nạn này. Trong đó, nhiều vụ nổi bật gây xôn xao trên báo chí. Ví như vụ ông sa thải, tước bỏ mọi quyền hạn của Bộ trưởng Phát triển quốc gia - Tan Kia Gan, lúc đó là Giám đốc hãng hàng không Malaya, vì ông này mượn tay người khác đòi hoa hồng cho việc mua máy bay Boeing; Quốc vụ khanh của Bộ Môi trường năm 1975 là Wee Toon Boon cũng bị bắt giam và bị kết án 4 năm 6 tháng tù (sau đó được giảm nhẹ còn 18 tháng) vì tội nhận hối lộ. Đặc biệt là trường hợp của Teh Cheang Wan, Bộ trưởng Phát triển quốc gia, sau khi bị phát hiện tham nhũng, nhận hối lộ đã xin được gặp Lý Quang Diệu nhưng ông từ chối với lý do "không thể gặp cho đến khi nào cuộc điều tra kết thúc". Cuối cùng, Teh Cheang Wan đã tự sát để chuộc lỗi.

(nguồn Vietnamnet, trích "Bí quyết hoá rồng" của Lý Quang Diệu)

8 thg 4, 2009

Singapore xanh (2)

"SINGAPORE XANH" -
Hồi ký Lý Quang Diệu (P.2)

Tẩy rửa hai con sông “Tô Lịch” của xứ Xinh
Kế hoạch tham vọng nhất của tôi là làm sạch sông Singapore và Kallang Basin. Khi lần đầu tiên tôi đề xuất kế hoạch này vào tháng 2 năm 1977, rất nhiều người, đặc biệt là các nhà công nghiệp, đã hỏi tôi " Tại sao phải làm sạch? Kênh đào Rochore ( chảy vào Kallang Basin) và sông Sigapore luôn luôn dơ bẩn là một phần di sản của Sigapore!". Họ cũng ngửi thấy mùi thối rữa. Người mù trực điện thoại ở văn phòng luật của Choo biết khi nào xe buýt của anh ta chuẩn bị tới sông Singapore nhờ ngửi thấy mùi hôi thối của sông. Các cống nước thải từ sản xuất chịu một nửa trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Từng con suối, cống nước, và các lạch ngòi phải được thoát khỏi cảnh ô nhiễm. Teh Cheang Wan (một trưởng phòng điều hành) châm biếm: "sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu hàng tuần ông mua cá và thả chúng xuống sông."

Lee Ek Tieng không nhụt chí. Anh ta làm việc sát cánh bên tôi và tự tin với hỗ trợ của tôi. Việc làm sạch sông Singapore và Kallang Basin là một công trình quy mô lớn. Anh ta đặt các ống cống ngầm cho toàn bộ hòn đảo, điều này đặc biệt khó khăn trong một trung tâm thành phố đã được xây dựng sẵn. Chúng tôi di chuyển mọi người từ khoảng 3.000 xưởng sản xuất thủ công rồi sau đó tái định cư họ ở những khu công nghiệp với những bể chứa dầu và các chất thải khác.

Từ khi tìm ra Singapore năm 1819, các xà lan và các tàu thuyền lớn đã chạy trên sông. Những công nhân sống, nấu ăn, và tắm gội ngay trên những chiếc tàu này. Họ phải di chuyển đến Pasir Panjang ở bờ biển phía Tây, trong khi những chiếc thuyền buồm dọc theo sông Kallang được di chuyển tới Tuans và sông Jurong.

Năm ngàn người bán thức ăn nấu sẵn trên đường phố đã phải di chuyển đến những trung tâm được thiết kế thích hợp. Quen với việc làm ăn trên lề đường không phải thuê mướn và dễ dàng bắt khách, họ từ chối di chuyển đến các trung tâm nơi mà họ phải trả tiền thuê, tiền nước, và tiền điện. Chúng tôi nhẹ nhàng nhưng cương quyết di dời họ và chu cấp toàn bộ tiền thuê chỗ. Nhưng thậm chí, một số người vẫn từ chối.

Dần dần, chúng tôi huỷ bỏ việc nuôi hơn 90.000 con heo trong 8.000 nông trại bởi heo làm ô nhiễm các con suối. Chúng tôi cũng đóng cửa rất nhiều các ao cá, chỉ để lại 14 ao cá trong cá công viên nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp và một vài ao cá dành cho việc câu cá giải trí. Bây giờ, cá được nuôi ở ngoài khơi trong các lồng lưới nông ở eo biển Johor cũng như trong các lồng lưới sâu dưới biển gần các hòn đảo ở phía Nam.

Chúng tôi cũng thiết lập một tổ chức tái định cư để giải quyết các tranh cãi và mặc cả liên quan đến mỗi đợt tái định cư, cả những người bán hàng rong, nông dân, hoặc những người làm nghề thủ công. Họ chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi bị di chuyển hoặc thay đổi công việc.
Điều này quả là một công tác chính trị vốn mạo hiểm nếu không giải quyết cẩn thận và hợp lý sẽ khiến chúng tôi mất các phiếu bầu trong kỳ bầu cử tới. Một uỷ ban gồm các công chức và các nghị sĩ mà các khu vực bầu cử của họ cũng chịu tác động, đã giúp đỡ chúng tôi giảm bớt những thiệt hại về chính trị.Việc tái định cư cho các nông dân là rất khó khăn.

Chúng tôi trả tiền bồi thường dựa trên diện tích của các cấu trúc nông trại, các khu vực đã được tráng nền của các khoảng đất trống trong nông trại mà họ sở hữu, và số lượng cây ăn trái cũng như các ao cá.Khi nền kinh tế trở nên thịnh vượng, chúng tôi tăng số lượng, nhưng thậm chí số tiền bồi thường hào phóng nhất cũng không đủ. Những nông dân lớn tuổi không biết làm gì với số tiền.
Vào tháng 11 năm 1987, tôi cảm nhận được một điều toại nguyện lớn lao là khai thông sông Singapore và Kallang Basin sạch, trước đó vốn là các ống cống lộ thiên của Singapore.
Tại buổi kỷ niềm Clean River (Sông Sạch), tôi trao tặng những người có trách nhiệm những huy chương vàng để ghi nhớ sự đóng góp của họ. Sau đó chúng tôi xây dựng 8 bể chứa lớn ở cửa sông mới, một vài cái trong số đó được mở cửa để đi du thuyền vào câu cá giải trí. Lượng nước có thể uống được tăng lên đến 45.600 m3/ngày. Đằng sau mỗi dự án thành công đó là một nhân viên có năng lực, được huấn luyện trong kỷ luật và cống hiến những kiến thức của anh ta cho những dự án độc nhất vô nhị của chúng tôi.

Sẽ không có một Singapore sạch và xanh nếu không có Lee Ek Tieng. Tôi có thể nói ra những mục tiêu tổng quát, nhưng anh ta phải vạch ra các giải pháp kỹ thuật. Sau này, anh ta trở thành người đứng đầu của ngành dân chính.Năm 1993, Winsemius đến câu cá ở sông Singapore và cảm thấy toại nguyện khi bắt được cá. Các dòng sông trong sạch đã tạo nên một chất lượng cuộc sống khác. Giá trị và việc sử dụng đất tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong thành phố và những nơi tiếp giáp với dòng sông và kênh rạch.

Chúng tôi mua cát từ Indonesia để tạo một bãi biển dọc theo bờ Kallang Basin nơi mà ngày nay mọi người thường tắm nắng và lướt ván nước. Những khu nhà cao tầng ven bờ biển được xây dựng từ những xưởng đóng tàu nhỏ xấu xí. Thật là một giấc mơ khi thả bộ dọc theo hai bên bờ của sông Singapore. Các cửa hàng và các kho hàng đã được cải tạo và trở thành những quán cà phê, nhà hàng, các cửa hàng, các khách sạn, và mọi ngừơi tổ chức các bữa tiệc ngoài trời bên bờ sông hoặc trong những chiếc thuyền rồng Trung Quốc đậu dọc theo bờ sông.Khí trời và tiếng ồn, đàn chim và tiếng pháo.

Bạn có thể kiểm tra mức độ ô nhiễm của một thành phố bằng các cây cỏ của thành phố đó. Những nơi khói thoát ra từ những xe hơi, xe buýt cũ kỹ, và các xe tải chạy động cơ diesel vượt quá mức cho phép thì các bụi cây phủ đầy các hạt bồ hóng đen, héo và chết.Mùa thu của năm 1970 tại Boston (Hoa kỳ), tôi thật ngạc nhiên nhìn hàng dòng xe ô tô hướng về các trạm xăng. Tài xế của tôi giải thích rằng đó là ngày cuối cùng để đổi giấy phép lưu hành mới cho các xe ô tô trong năm tới, và đầu tiên chúng phải được kiểm nghiệm rồi sau đó sẽ được các trạm xăng cấp giấy phép chứng nhận thích hợp chạy trên đường.

Tôi quyết định thành lập một đội chống ô nhiễm như một bộ phận trong văn phòng của tôi. Chúng tôi đặt các công cụ kiểm định chất lượng dọc theo các con đường đông đúc để đo độ bụi và tỷ trọng khói cũng như nồng độ khí Sulphurdioxide (SO2) thải ra từ các phương tiện giao thông. Những thành phố ở các nước khác có những vùng ngoại ô xanh và sạch để cho cư dân của họ nghỉ ngơi. Diện tích của Singapore bắt buộc chúng tôi phải làm việc, chơi, và sinh sống trong cùng một nơi chật hẹp, điều này bắt buộc chúng tôi nhất thiết phải bảo quản một môi trường sạch cho cả người giàu và người nghèo.

Ở trung tâm thị trấn Jurong, bao quanh bởi hàng trăm xí nghiệp, chúng tôi xây dựng được một công viên chim vào năm 1971. Nếu không có các tiêu chuẩn chống ô nhiễm ngặt nghèo, những con chim này không thể phát triển mạnh. Chúng tôi cũng làm xanh Jurong. Tất cả các công ty phải làm đẹp phong cảnh trong các khu đất của họ và trồng cây trước khi họ có thể bắt đầu hoạt động.Mặc dù chúng tôi đã giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nước, nhưng toàn bộ Singapore và những khu vực lân cận vẫn bị bao phủ bởi khói bụi từ các trận cháy rừng ở Sumatra và Borneo vào những năm 1994 và 1997.

Các công ty đồn điền, sau ki bòn rút tất cả các gỗ quý, đã nổi lửa đốt khoảng rừng còn lại để làm sạch đất dành cho trồng cọ dầu và các vụ mùa khác. Vào mùa khô, các đám cháy diễn ra ác liệt kéo dài hàng tháng trời. Vào giữa năm 1997, những làn khói độc hại dầy đặc bao phủ toàn bộ Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Philippin.
Các phi trường phải đóng cửa và hàng ngàn người lâm bệnh.Tôi cũng đã giải quyết vấn đề về ô nhiễm tiếng ồn mà trước đây Singapore phải chịu đựng từ những phương tiện giao thông, máy đóng cọc những khu xây dựng, các loa phóng thanh từ những khu giải trí ngoài trời, và vô tuyến truyền hình cũng như các máy phát thanh. Chậm rãi và có phương pháp, chúng tôi hạ tỉ lệ đêxiben xuống bằng cách bắt thi hành các luật mới.

Ồn ào nhất và nguy hiểm nhất vẫn là phong tục đốt pháo trong suốt mùa Tết cổ truyền Trung Quốc. Rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em, bị bỏng và bị thương nghiêm trọng. Toàn bộ những ngôi nhà bằng gỗ của cộng đồng những người cư trú bất cứ hợp pháp đã bị cháy rụi sau trận hoả hoạn vào ngày Tết cuối cùng của năm 1970, khi 5 người bị chết và nhiều người khác bị thương, tôi dẹp bỏ truyền thống đốt pháo cũ xưa này, coi nó là một tội.

Tuy nhiên, hai năm sau, hai cảnh sát không được trang bị vũ khí đã bị tấn công tàn nhẫn khi họ cố gắng ngăn chặn một nhóm đốt pháo. Chúng tôi bước thêm một bước xa hơn là ra lệnh cấm nhập khẩu pháo hoàn toàn. Khi chúng tôi sống trên những toà nhà cao từ 10 đến 20 tầng, thông lệ cổ truyền không phù hợp này phải được chấm dứt.

Nói không với thuốc lá và kẹo cao su
Từ thập kỷ 70, để tránh cho giới trẻ khỏi nghiện ngập và hư hỏng, chúng tôi ra lệnh cấm quảng cáo thuốc lá. Dần dần, chúng tôi ban hành lệnh cấm hút thuốc ở những nơi công cộng - trong thang máy, xe buýt, trong các trạm và trên xe lửa RMT (Mass Rapip Transit) và cả trong các văn phòng có gắn máy lạnh cũng như các nhà hàng. Tôi đi theo người tiên phong: Canada. Người Mỹ thực hiện điều này rất lâu sau này bởi vì sức vận động hành lang cho giới sản xuất thuốc lá của họ quá mạnh.
Chúng tôi có "một tuần không hút thuốc" mỗi năm.
Như một phần của chiến dịch này, tôi thuật lại trên ti vi kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi đã từng hút khoảng 20 điếu thuốc một ngày như thế nào mãi cho đến năm 1957, trong cuộc tuyển cử hội đồng thành phố, sau khi chiến dịch này diễn ra 3 tuần, tôi bị mất giọng và thậm chí không thể cám ơn các cử tri. Bởi vì không thể giới hạn được việc nghiện ngập của mình, tôi bỏ thuốc. Tôi phải chịu đựng trong hai tuần.

Trong thập kỷ 60, tôi trở nên dị ứng với khói thuốc và không cho phép hút thuốc trong phòng làm việc có gắn máy lạnh của tôi và các phòng nội các. Trong vòng vài năm, hầu hết các bộ trưởng đều đã bỏ thuốc lá ngoại trừ hai người nghiện là Raja và Eddie Barker. Cứ mỗi 10 phút, họ lại đi ra khỏi phòng họp để đốt thuốc và thoả mãn cơn thèm ở ngoài hành lang.Đây là một trận chiến không ngừng mà chúng tôi vẫn tiến hành. Sự thịnh vượng của nền công nghiệp thuốc lá ở Mỹ và sức mạnh quảng cáo đã khiến nó trở thành kẻ thù ghê gớm. Số lượng những người hút thuốc cao tuổi đã giảm nhưng giới trẻ, bao gồm cả nữ giới, vẫn tiếp tục chìm sâu vào nghiên ngập. Chúng tôi không thể để thua trong trận chiến này.

Lệnh cấm ăn kẹo cao su đã khiến chúng tôi bị nhạo báng rất nhiều ở Mỹ. Đầu năm 1983, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia đã đề nghị chúng tôi cấm điều này vì các lý do gây ra bởi việc kẹo cao su bị nhét vào các lỗ khoá và các hộp thư cũng như trong cácnút điều khiển của thang máy. Việc nhổ kẹo cao su lên sàn nhà và các hành lang chung làm tốn tiền lau rửa và làm hư hỏng các dụng cụ vệ sinh. Đầu tiên, tôi nghĩ rằng lệnh cấm này quá khắt khe. Nhưng sau khi những kẻ phá hoại phản văn hoá nhét cao su vào bộ cảm biến của các cửa ra vào của hệ thống xe lửa MRT khiến cho hệ thống bị trục trặc.

Lúc này, tôi không còn là Thủ tướng nữa nhưng Thủ tướng Goh và các đồng sự của ông đã quyết định ban hành luật cấm này vào tháng 1 năm 1992. Một vài nghị sĩ đã từng du học ở các trường đại học Mỹ kể lại rằng bên dưới các ghế trong hội trường bẩn thỉu như thế nào với từng mảnh kẹo cao su dính dai như đỉa. Lệnh cấm đã làm giảm đáng kể sự khó chịu, sau khi thanh toán hết cá hàng tồn trong các của hàng, vấn đề kẹo cao su ở các trạm MRT và trên xe lửa đã giảm đáng kể.Các phóng viên nước ngoài ở Singapore đã không hề tìm thấy một vụ tai tiếng tham nhũng lớn nào hoặc các hành động phạm pháp nghiêm trọng nào để đưa lên mặt báo. Thay vào đó, họ đưa tin về sự hăng hái và thường xuyên của các chiến dịch "làm tốt", nhạo báng Singapore như là một nước "nhà nước vú em". Họ cười ngạo chúng tôi. Nhưng tôi vẫn tự tin. Nếu chúng tôi không nỗ lực thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tôi có một xã hội thô lỗ hơn, khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn.

Chúng tôi không được coi là một xã hội có học thức, có văn hoá nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hoá trong thời gian ngắn nhất có thể. Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hô hào dân chúng. Sau khi chúng tôi đã thuyết phục và lôi kéo được số đông, chúng tôi lập pháp để trừng phạt những thiểu số ngoan cố. Điều này đã khiến Singapore trở thành một môi trường sống thú vị hơn. Nếu đây là một "nhà nước vú em" thì tôi tự hào vì đã được nuôi dưỡng nó.Không yên lòng với "tốc độ xoá bỏ qúa khứ".

Vào thập kỷ 60, tốc độ tân trang lại đô thị tăng nhanh. Chúng tôi trải qua một thời kỳ bừa bãi phá huỷ trung tâm thành phố cũ nát để xây mới lại. Vào cuối năm 1970, chúng tôi cảm thấy không yên lòng với tốc độ xoá bỏ qúa khứ của mình (!), vì thế năm 1971, chúng tôi thiết lập một Ban Bảo tồn di tích để xác nhận và bảo tồn các toà nhà có giá trị lịch sử, cổ truyền, khảo cổ học, kiến trúc, hoặc liên quan đến nghệ thuật, và các toà nhà hành chánh, văn hoá và thương mại có ý nghĩa trong lịch sử Singapore. Các kiến trúc này bao gồm các đền đài Trung Quốc, Ấn Độ cổ, các nhà thờ Hồi giáo, các nhà thờ Anh giáo và Thiên chúa giáo, các giáo đường Do Thái, các kiến trúc truyền thống Trung Quốc thế kỷ 19, và các văn phòng chính phủ thuộc địa cũ trong trung tâm hành chánh cũ. Niềm tự hào của quá khứ thuộc địa là dinh thống đốc, một thời là dinh thự của thống đốc Anh, bây giờ Istana là văn phòng của Tổng thống và Thủ tướng.

Chúng tôi cố gắng gìn giữ nét đặc trưng của Singapore để nhắc nhở về quá khứ. May mắn thay, chúng tôi đã không phá huỷ khu vực lịch sử Kampong Glam, di tích lịch sử của Hoàng gia Malay, Little India (Tiểu Ấn Độ), khu Hoa kiều, và các nhà kho cổ dọc theo sông Singapore.

Singapore xanh (1)

"SiNGAPORE XANH" -
Hồi ký Lý Quang Diệu (P.1)

Làm cách nào biến đảo nhỏ thành một thành phố, một quốc gia xanh, đẹp và văn minh như ngày nay? Mời bạn đọc đoạn hồi ký "Singapore xanh" của Lý Quang Diệu.

Sau độc lập, tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác. Tôi chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch. Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất, thì các thương gia và khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm căn cứ cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch...

Giã từ hủ tục Trung Hoa "khạc nhổ"
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Kinh năm 1976, trong phòng khách nơi họ tiếp đón chúng tôi có rất nhiều ống nhổ. Một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự sử dụng chúng. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore, chúng tôi đã chuẩn bị một ống nhổ màu trắng xanh đời Minh. Mặc dù chúng tôi đã đặt nó sát bên ghế của ông ta trong phòng họp, nhưng ông ta không sử dụng nó. Dường như ông ta biết rằng người Singapore gốc Trung Quốc không nhổ.

Năm 1980, trong chuyến viếng thăm kế tiếp tại Bắc Kinh, tôi thấy các ống nhổ được chuyển đi khỏi Uỷ ban. Vài năm sau khi tôi dùng bữa tối với Gu Mu, uỷ viên hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm về kinh tế tại Singapore, tôi đã đề cập đến vấn đề rằng họ đã ngừng sử dụng các ống nhổ tại Uỷ ban. Ông ta cười và nói rằng họ đã loại bỏ chúng ra khỏi phòng họp nhưng vẫn sử dụng chúng trong văn phòng. Đó là một hủ tục lâu đời khó bài trừ.

Trong những năm 60, tôi đã khởi xướng một cuộc vận động chống khạc nhổ. Nhưng thậm chí trong những năm 80, một vài tài xế ta xi vẫn khạc nhổ ra khỏi cửa sổ và một vài người vẫn khạc nhổ trong chợ và các trung tâm ăn uống. Tôi vẫn bền lòng tiếp tục phổ biến thông báo vào các trường học và trên khắp phương tiện thông tin đại chúng rằng khạc nhổ sẽ làm lây lan dịch bệnh như ho lao chẳng hạn. Ngày nay, chúng tôi thấy rằng ít người khạc nhổ nơi công cộng. Chúng tôi là một cộng đồng di cư, những người đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình và chuẩn bị từ bỏ những hủ tục để tạo cuộc sống tốt hơn trên quê hương mới. Điều này cũng khích lệ tôi thay đổi những thói quen xấu khác.

Cuộc chiến trên đường phố với hàng rong, bò dê và loạn taxi
Cơ sở hạ tầng dễ cải tiến hơn cung cách cục cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà xí tạm bợ chỉ với một cái lỗ dưới đất và một các gầu để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xoá bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.

Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi, nơi các Bộ trưởng và các Nghị sĩ giúp giải quyết các vẫn đề của cử tri của họ. Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ cần xin việc làm, giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căng tin trường học. Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khoẻ, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi thối của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những ổ chuột.
Một vài thương nhân cho nhiều người mướn xe các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành "những tài xế cướp tắc xi", không bằng lái và không bảo hiểm. Giá đi loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn nhiều so với các loại xe tắc xi có đăng ký. Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mỗi đe doạ cho nhiều người đi đường khác. Hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng đường phố và phá huỷ hệ thống xe buýt.

Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tao ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước, cống rãnh và chỗ đổ rác. Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong. Một vài người trong số đó làm những món ăn tuyệt hảo hấp dẫn khách du lịch. Một vài trong số đó trở thành những nhà triệu phú đi làm bằng xe Mercedes - Benz và thuê người phục vụ. Đây là sự táo bạo, nỗ lực, và tài năng của những người tạo nên Singapore. Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác.

Một sáng tháng 11 năm 1964, tôi nhìn qua Padang từ cửa sổ phòng làm việc của tôi ở Toà Thị chính và thấy một vài con bò đang ăn cỏ trên Esplanade. Một vài ngày sau đó, một luật sư đang lái xe chạy trên một đại lộ ngoài thành phố đụng phải một con bò rồi chết. Tôi triệu tập một cuộc họp với những nhân viên sức khoẻ cộng đồng và giải thích một kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi gia hạn cho những người chủ của những đàn bò và dê một khoảng thời gian đến ngày 31 tháng 1 năm 1965. Sau thời gian đó tất cả những gia súc nào đi lang thang trên đường sẽ bị mang đến lò sát sinh và sau đó đem thịt tới cho các nhà làm phúc. Đến tháng 12 năm 1965, chúng tôi đã bắt và giết 53 con bò. Rất nhanh sau đó, tất cả các súc vật đều bị nhốt lại trong chuồng.

Con đường đi tới một quốc gia xanh nhất châu Á
Chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới. Tôi đã trồng nhiều cây tại buổi khai trương các khu cộng đồng, trong những chuyến viếng thăm những tổ chức khác nhau và các bùng binh. Một số cây lớn rất mau, nhưng số khác thì không. Khi thăm lại một khu cộng đồng, tôi thấy có nhiều cây non mới trồng, nhưng dường như nó chỉ được trồng dể dành cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi kết luận rằng chúng tôi cần một văn phòng có đầy đủ chuyên môn để chăm sóc các cây sau khi đã trồng chúng. Tôi thiết lập một văn phòng như thế trong Bộ Phát triển Quốc gia.

Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận. Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối. Chúng tôi hạn chế ruồi muỗi, và tẩy uế những cống rãnh cũng như kênh mương. Trong vòng một năm, những nơi công cộng đã có sự thay đổi đáng kể.

Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ các thói xấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non, hoặc dựng xe đạp hoặc xe gắn máy lên những cây lớn hơn khiến chúng bị đổ. Và không chỉ những người nghèo khổ phạm tội. Một bác sĩ bị bắt quả tang khi đang chuyển một cây thông giống Morfolk Irland có giá trị mà ông ta yêu thích về vườn nhà mình. Để khắc phục thái độ dửng dưng nơi công cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây, chăm sóc cây, và trồng vườn. Chúng mang thông điệp học được về nhà cho cha mẹ chúng.

Thiên nhiên đã không ưu đãi chúng tôi với những vạt cỏ xanh mướt như ở New Zealand và Ireland. Năm 1978, theo yêu cầu của tôi, một chuyên gia về cây người Úc và một chuyên gia nghiên cứu đất New Zealand đã đến để nghiên cứu tình trạng đất đai ở đây. Các báo cáo của họ khiến tôi quan tâm và tôi yêu cầu được gặp họ. Họ giải thích rằng, Singapore nằm trong khu vực vành đai rừng mưa nhiệt đới gần xích đạo, nắng gắt và mưa lớn suốt năm. Khi cây cối bị tàn phá, mưa lớn đã sói mòn lớp đất trên và lọc đi hết các chất dinh dưỡng. Để có những vạt cỏ xanh và tươi tốt, chúng tôi phải bón phân thường xuyên, tốt nhất là phân trộn (com pốt) vì loại phân này không dễ dàng bị xói mòn, và rắc vôi bởi vì đất của chúng tôi có quá nhiều axít. Người phù trách Istana thử nghiệm điều này trên các bãi cỏ. Tự nhiên chúng trở nên xanh hơn. Chúng tôi áp dụng điều này vào tất cả các trường học và các khu thể thao khác cũng như các sân vận động. Các mảnh đất nhỏ quanh cột gôn trước đây lơ thơ vài cọng cỏ vàng trông thật chán mắt nay nhanh chóng trở thành một thảm cỏ xanh mượt. Dần dần, cả thành phố xanh dần lên. Bộ trưởng Pháp, một khách mời tài tiệc chiêu đãi nhân dịp lễ Quốc khánh của chúng tôi trong thập niên 70 đã thích thú chúc mừng tôi bằng tiếng Pháp. Tôi không nói tiếng Pháp, nhưng tôi hiểu ý nghĩa từ "tươi tốt" (verdure) mà ông ta thường dùng. Ông ta đã bị quyến rũ bởi màu xanh của thành phố.

Phần thưởng lớn nhất của chúng tôi là khi các nhà lãnh đạo Asean thi đua trong việc làm xanh các thành phố của họ. Ngài Mahathir của Malaysia, người đã từng ở tại biệt thự Istana vào thập niên 70, hỏi tôi cách làm thế nào để biến những thảm cỏ ở Istana trở nên xanh như vậy. Khi ông ta trở thành Thủ tướng, ông ta cũng làm xanh KualaLumpur. Tổng thống Suharto cũng phủ màu xanh lên Jakata, cũng như Tổng thống Marcos ở Manila Thủ tướng Thanin ở BangKok, tất cả đều tiến hành vào cuối thập nên 70. Tôi đã khuyến khích họ và đã nhắc nhở họ rằng họ có một khối lượng phong phú các loại cây khác nhau, và một khí hậu thích hợp.

Các nước láng giềng của chúng tôi cố gắng thi đua lẫn nhau để làm xanh hơn thành phố của họ. Việc làm xanh là một cuộc thi đua tích cực giúp ích cho mọi người - nó tốt cho tinh thần, cho ngành du lịch, và cả những nhà đầu tư. Điều tốt nhất là chúng tôi đã thi đua để trở thành nước xanh và sạch nhất châu Á.

Nhân vật chủ chốt nhất trong chính sách làm xanh thành phố của tôi là một nhân viên có năng lực, Wong Yew Kwan. Là một người Malaysia, anh ta học lâm nghiệp và dự định làm cho các đồn điền cao su và dầu cọ ở Malaysia. Anh ta đã mang kiến thức của mình áp dụng vào công việc trồng các loại cây, cây bụi, và nhiều loại cây cỏ khác trồng bên đường và các công viên nhân tạo tại Singapore. Tôi đưa cho anh ta những cuốn sổ ghi nhớ, những danh sách yêu cầu vô tận và anh ta cần mẫn đáp lại, thực thi thành công nhiều điều trong số đó. Người kế vị của anh ta, Chua Sian Eng, là một nhà nông học, người trở thành chuyên gia cây trồng và tiếp tục công việc một cách thành công.

Mỗi khi tôi trở về Sigapore sau một vài tuần vắng mặt, và thấy các cây, cây cọ, những thảm cỏ xanh, và những bụi hoa khi tôi đi dọc theo đại lộ Bờ Tây từ sân bay vào thành phố, tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên. Việc làm xanh là dự án mang lại kết quả nhiều nhất mà tôi đã từng phát động.

Một lý do hấp dẫn để có một Singapore sạch là ước muốn của chúng tôi để tập trung càng nhiều càng tốt lượng nước mưa 2.100mm một năm. Tôi bổ nhiệm Lee Ek Tieng một kỹ sư dân sự, sau này là người đứng đầu tổ chức chống ô nhiễm, chịu trách nhiệm kế hoạch đắp đập tất cả các con sông, suối. Kế hoạch này được thực hiện trong vòng khoảng 10 năm. Anh ta phải chắc chắn rằng tất cả các rác rưởi, nước cống, và các nước thải khác từ các khu dân cư và các nhà máy đều được đổ vào các ống cống. Chỉ có nước mưa sạch được hứng từ các mái nhà, các vườn, và những khoảng không gian trống được pháp chảy vào các máng mở rồi sau đó chảy ra các con sông đã được đắp đập. Vào năm 1980, chúng tôi đã có khả năng cung cấp khoảng 240.000m3 nước mỗi ngày, đáp ứng được khoảng một nửa lượng nước tiêu thụ hàng ngày của chúng tôi lúc đó...
(nguồn: Vietnamnet)

7 thg 4, 2009