Hồi ký Lý Quang Diệu (P.1)
Làm cách nào biến đảo nhỏ thành một thành phố, một quốc gia xanh, đẹp và văn minh như ngày nay? Mời bạn đọc đoạn hồi ký "Singapore xanh" của Lý Quang Diệu.
Sau độc lập, tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác. Tôi chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch. Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất, thì các thương gia và khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm căn cứ cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch...
Giã từ hủ tục Trung Hoa "khạc nhổ"
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Kinh năm 1976, trong phòng khách nơi họ tiếp đón chúng tôi có rất nhiều ống nhổ. Một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự sử dụng chúng. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore, chúng tôi đã chuẩn bị một ống nhổ màu trắng xanh đời Minh. Mặc dù chúng tôi đã đặt nó sát bên ghế của ông ta trong phòng họp, nhưng ông ta không sử dụng nó. Dường như ông ta biết rằng người Singapore gốc Trung Quốc không nhổ.
Sau độc lập, tôi đã tìm kiếm một vài cách để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi với các nước thuộc Thế giới Thứ ba khác. Tôi chấp nhận chọn một Singapore xanh và sạch. Mục đích của chiến lược này là làm Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á, vì nếu chúng tôi có những tiêu chuẩn của Thế giới Thứ nhất, thì các thương gia và khách du lịch sẽ chọn chúng tôi làm căn cứ cho việc kinh doanh của họ cũng như là một vùng du lịch...
Giã từ hủ tục Trung Hoa "khạc nhổ"
Trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Kinh năm 1976, trong phòng khách nơi họ tiếp đón chúng tôi có rất nhiều ống nhổ. Một vài nhà lãnh đạo Trung Quốc thật sự sử dụng chúng. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore, chúng tôi đã chuẩn bị một ống nhổ màu trắng xanh đời Minh. Mặc dù chúng tôi đã đặt nó sát bên ghế của ông ta trong phòng họp, nhưng ông ta không sử dụng nó. Dường như ông ta biết rằng người Singapore gốc Trung Quốc không nhổ.
Năm 1980, trong chuyến viếng thăm kế tiếp tại Bắc Kinh, tôi thấy các ống nhổ được chuyển đi khỏi Uỷ ban. Vài năm sau khi tôi dùng bữa tối với Gu Mu, uỷ viên hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm về kinh tế tại Singapore, tôi đã đề cập đến vấn đề rằng họ đã ngừng sử dụng các ống nhổ tại Uỷ ban. Ông ta cười và nói rằng họ đã loại bỏ chúng ra khỏi phòng họp nhưng vẫn sử dụng chúng trong văn phòng. Đó là một hủ tục lâu đời khó bài trừ.
Trong những năm 60, tôi đã khởi xướng một cuộc vận động chống khạc nhổ. Nhưng thậm chí trong những năm 80, một vài tài xế ta xi vẫn khạc nhổ ra khỏi cửa sổ và một vài người vẫn khạc nhổ trong chợ và các trung tâm ăn uống. Tôi vẫn bền lòng tiếp tục phổ biến thông báo vào các trường học và trên khắp phương tiện thông tin đại chúng rằng khạc nhổ sẽ làm lây lan dịch bệnh như ho lao chẳng hạn. Ngày nay, chúng tôi thấy rằng ít người khạc nhổ nơi công cộng. Chúng tôi là một cộng đồng di cư, những người đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình và chuẩn bị từ bỏ những hủ tục để tạo cuộc sống tốt hơn trên quê hương mới. Điều này cũng khích lệ tôi thay đổi những thói quen xấu khác.
Cuộc chiến trên đường phố với hàng rong, bò dê và loạn taxi
Cơ sở hạ tầng dễ cải tiến hơn cung cách cục cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà xí tạm bợ chỉ với một cái lỗ dưới đất và một các gầu để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xoá bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.
Cuộc chiến trên đường phố với hàng rong, bò dê và loạn taxi
Cơ sở hạ tầng dễ cải tiến hơn cung cách cục cằn của người dân. Nhiều người trong số họ đã rời khỏi những nhà xí tạm bợ chỉ với một cái lỗ dưới đất và một các gầu để đến những căn hộ cao tầng với điều kiện vệ sinh hiện đại, nhưng cách cư xử của họ thì vẫn như cũ. Chúng tôi đã phải làm việc cật lực để xoá bỏ việc vứt rác bừa bãi, những âm thanh ồn ào và thái độ thô lỗ, và hướng dẫn người dân trở nên ý tứ và lịch sự hơn.
Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi, nơi các Bộ trưởng và các Nghị sĩ giúp giải quyết các vẫn đề của cử tri của họ. Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ cần xin việc làm, giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căng tin trường học. Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khoẻ, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi thối của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những ổ chuột.
Một vài thương nhân cho nhiều người mướn xe các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành "những tài xế cướp tắc xi", không bằng lái và không bảo hiểm. Giá đi loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn nhiều so với các loại xe tắc xi có đăng ký. Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mỗi đe doạ cho nhiều người đi đường khác. Hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng đường phố và phá huỷ hệ thống xe buýt.
Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tao ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước, cống rãnh và chỗ đổ rác. Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong. Một vài người trong số đó làm những món ăn tuyệt hảo hấp dẫn khách du lịch. Một vài trong số đó trở thành những nhà triệu phú đi làm bằng xe Mercedes - Benz và thuê người phục vụ. Đây là sự táo bạo, nỗ lực, và tài năng của những người tạo nên Singapore. Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác.
Một sáng tháng 11 năm 1964, tôi nhìn qua Padang từ cửa sổ phòng làm việc của tôi ở Toà Thị chính và thấy một vài con bò đang ăn cỏ trên Esplanade. Một vài ngày sau đó, một luật sư đang lái xe chạy trên một đại lộ ngoài thành phố đụng phải một con bò rồi chết. Tôi triệu tập một cuộc họp với những nhân viên sức khoẻ cộng đồng và giải thích một kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi gia hạn cho những người chủ của những đàn bò và dê một khoảng thời gian đến ngày 31 tháng 1 năm 1965. Sau thời gian đó tất cả những gia súc nào đi lang thang trên đường sẽ bị mang đến lò sát sinh và sau đó đem thịt tới cho các nhà làm phúc. Đến tháng 12 năm 1965, chúng tôi đã bắt và giết 53 con bò. Rất nhanh sau đó, tất cả các súc vật đều bị nhốt lại trong chuồng.
Con đường đi tới một quốc gia xanh nhất châu Á
Chúng tôi bắt đầu biến đổi Singapore thành một thành phố vườn nhiệt đới. Tôi đã trồng nhiều cây tại buổi khai trương các khu cộng đồng, trong những chuyến viếng thăm những tổ chức khác nhau và các bùng binh. Một số cây lớn rất mau, nhưng số khác thì không. Khi thăm lại một khu cộng đồng, tôi thấy có nhiều cây non mới trồng, nhưng dường như nó chỉ được trồng dể dành cho chuyến viếng thăm của tôi. Tôi kết luận rằng chúng tôi cần một văn phòng có đầy đủ chuyên môn để chăm sóc các cây sau khi đã trồng chúng. Tôi thiết lập một văn phòng như thế trong Bộ Phát triển Quốc gia.
Chúng tôi đã trồng hàng triệu cây cối: cọ, và các cây bụi. Màu xanh đã làm tăng thêm tinh thần của mọi người và họ tự hào với các khu vực lân cận. Chúng tôi cũng dạy họ cách chăm sóc mà không phá hoại cây cối. Chúng tôi hạn chế ruồi muỗi, và tẩy uế những cống rãnh cũng như kênh mương. Trong vòng một năm, những nơi công cộng đã có sự thay đổi đáng kể.
Tính kiên trì và sức chịu đựng là những đức tính cần thiết để đánh đổ các thói xấu cũ: Người ta bước lên cây, giẫm lên cỏ, hái hoa, ăn cắp cây non, hoặc dựng xe đạp hoặc xe gắn máy lên những cây lớn hơn khiến chúng bị đổ. Và không chỉ những người nghèo khổ phạm tội. Một bác sĩ bị bắt quả tang khi đang chuyển một cây thông giống Morfolk Irland có giá trị mà ông ta yêu thích về vườn nhà mình. Để khắc phục thái độ dửng dưng nơi công cộng, chúng tôi giáo dục trẻ em trong trường bằng cách dạy chúng trồng cây, chăm sóc cây, và trồng vườn. Chúng mang thông điệp học được về nhà cho cha mẹ chúng.
Thiên nhiên đã không ưu đãi chúng tôi với những vạt cỏ xanh mướt như ở New Zealand và Ireland. Năm 1978, theo yêu cầu của tôi, một chuyên gia về cây người Úc và một chuyên gia nghiên cứu đất New Zealand đã đến để nghiên cứu tình trạng đất đai ở đây. Các báo cáo của họ khiến tôi quan tâm và tôi yêu cầu được gặp họ. Họ giải thích rằng, Singapore nằm trong khu vực vành đai rừng mưa nhiệt đới gần xích đạo, nắng gắt và mưa lớn suốt năm. Khi cây cối bị tàn phá, mưa lớn đã sói mòn lớp đất trên và lọc đi hết các chất dinh dưỡng. Để có những vạt cỏ xanh và tươi tốt, chúng tôi phải bón phân thường xuyên, tốt nhất là phân trộn (com pốt) vì loại phân này không dễ dàng bị xói mòn, và rắc vôi bởi vì đất của chúng tôi có quá nhiều axít. Người phù trách Istana thử nghiệm điều này trên các bãi cỏ. Tự nhiên chúng trở nên xanh hơn. Chúng tôi áp dụng điều này vào tất cả các trường học và các khu thể thao khác cũng như các sân vận động. Các mảnh đất nhỏ quanh cột gôn trước đây lơ thơ vài cọng cỏ vàng trông thật chán mắt nay nhanh chóng trở thành một thảm cỏ xanh mượt. Dần dần, cả thành phố xanh dần lên. Bộ trưởng Pháp, một khách mời tài tiệc chiêu đãi nhân dịp lễ Quốc khánh của chúng tôi trong thập niên 70 đã thích thú chúc mừng tôi bằng tiếng Pháp. Tôi không nói tiếng Pháp, nhưng tôi hiểu ý nghĩa từ "tươi tốt" (verdure) mà ông ta thường dùng. Ông ta đã bị quyến rũ bởi màu xanh của thành phố.
Phần thưởng lớn nhất của chúng tôi là khi các nhà lãnh đạo Asean thi đua trong việc làm xanh các thành phố của họ. Ngài Mahathir của Malaysia, người đã từng ở tại biệt thự Istana vào thập niên 70, hỏi tôi cách làm thế nào để biến những thảm cỏ ở Istana trở nên xanh như vậy. Khi ông ta trở thành Thủ tướng, ông ta cũng làm xanh KualaLumpur. Tổng thống Suharto cũng phủ màu xanh lên Jakata, cũng như Tổng thống Marcos ở Manila Thủ tướng Thanin ở BangKok, tất cả đều tiến hành vào cuối thập nên 70. Tôi đã khuyến khích họ và đã nhắc nhở họ rằng họ có một khối lượng phong phú các loại cây khác nhau, và một khí hậu thích hợp.
Các nước láng giềng của chúng tôi cố gắng thi đua lẫn nhau để làm xanh hơn thành phố của họ. Việc làm xanh là một cuộc thi đua tích cực giúp ích cho mọi người - nó tốt cho tinh thần, cho ngành du lịch, và cả những nhà đầu tư. Điều tốt nhất là chúng tôi đã thi đua để trở thành nước xanh và sạch nhất châu Á.
Nhân vật chủ chốt nhất trong chính sách làm xanh thành phố của tôi là một nhân viên có năng lực, Wong Yew Kwan. Là một người Malaysia, anh ta học lâm nghiệp và dự định làm cho các đồn điền cao su và dầu cọ ở Malaysia. Anh ta đã mang kiến thức của mình áp dụng vào công việc trồng các loại cây, cây bụi, và nhiều loại cây cỏ khác trồng bên đường và các công viên nhân tạo tại Singapore. Tôi đưa cho anh ta những cuốn sổ ghi nhớ, những danh sách yêu cầu vô tận và anh ta cần mẫn đáp lại, thực thi thành công nhiều điều trong số đó. Người kế vị của anh ta, Chua Sian Eng, là một nhà nông học, người trở thành chuyên gia cây trồng và tiếp tục công việc một cách thành công.
Mỗi khi tôi trở về Sigapore sau một vài tuần vắng mặt, và thấy các cây, cây cọ, những thảm cỏ xanh, và những bụi hoa khi tôi đi dọc theo đại lộ Bờ Tây từ sân bay vào thành phố, tinh thần tôi phấn chấn hẳn lên. Việc làm xanh là dự án mang lại kết quả nhiều nhất mà tôi đã từng phát động.
Một lý do hấp dẫn để có một Singapore sạch là ước muốn của chúng tôi để tập trung càng nhiều càng tốt lượng nước mưa 2.100mm một năm. Tôi bổ nhiệm Lee Ek Tieng một kỹ sư dân sự, sau này là người đứng đầu tổ chức chống ô nhiễm, chịu trách nhiệm kế hoạch đắp đập tất cả các con sông, suối. Kế hoạch này được thực hiện trong vòng khoảng 10 năm. Anh ta phải chắc chắn rằng tất cả các rác rưởi, nước cống, và các nước thải khác từ các khu dân cư và các nhà máy đều được đổ vào các ống cống. Chỉ có nước mưa sạch được hứng từ các mái nhà, các vườn, và những khoảng không gian trống được pháp chảy vào các máng mở rồi sau đó chảy ra các con sông đã được đắp đập. Vào năm 1980, chúng tôi đã có khả năng cung cấp khoảng 240.000m3 nước mỗi ngày, đáp ứng được khoảng một nửa lượng nước tiêu thụ hàng ngày của chúng tôi lúc đó...
(nguồn: Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét