Mạnh Mẫu thời nay!
(tiểu phẩm của SongPhạm)
(tiểu phẩm của SongPhạm)
Mạnh Mẫu có con là Mạnh Tử. Tới tuổi đi mẫu giáo. Mạnh Mẫu đắn đo mãi mới chọn được trường...
Ngày đầu tiên đi học, Mạnh Tử khóc rống, cả ngày không chịu ăn uống. Trở về nhà, mặt mày Mạnh Tử đỏ lựng còn in cả dấu năm ngón tay cô giáo hai bên má. Đêm, Mạnh Tử giật mình khóc thét, huơ tay chống đỡ: “Mẹ ơi, cô giáo đánh!”.
Mạnh Mẫu xót ruột chuyển trường khác cho con.
Đón Mạnh Tử từ trường mẫu giáo thứ hai trở về, lúc tắm rửa, Mạnh Mẫu phát hiện nhiều vết bầm tím chi chít khắp người Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết do Mạnh Tử mắc tè mà không chịu báo cáo, cứ tè dầm ra quần làm cô giáo bực mình đấm, đá, ngắt, nhéo…
Mạnh Mẫu lập tức chuyển trường khác cho Mạnh Tử.
Từ cổng trường mẫu giáo thứ ba bước ra, nước mắt Mạnh Tử ràn rụa, mặt mày kinh hãi, cậu nhất định không chịu cho mẹ chụp chiếc mũ bảo hiểm lên đầu: “Mẹ ơi, đau lắm!”. Mạnh Mẫu sờ đầu con thấy phía sau u lên một tảng to bằng nắm tay. Thì ra Mạnh Tử ị đùn trong quần làm “bốc mùi, mất vệ sinh lớp học” - như lời cô giáo mách lại sau này - cô giáo phát hiện dí đầu Mạnh Tử vào tường “hơi mạnh tay, Mạnh Tử tự ngã” - cô giáo thú nhận. Mạnh Mẫu đưa con tới bệnh viện khám coi có chấn thương sọ não. Hú vía. May mà không sao.
Mang con trở vào trường định mắng vốn, tới một căn phòng im phăng phắc, Mạnh Mẫu tò mò giương mắt nhìn vào, bà bèn lập tức quay phắt đi dẫn theo Mạnh Tử biến mất. Hỏi ra mới biết đó là “phòng đút cơm”: Hàng trăm đứa mỗi đứa ngồi trên một cái bô, tuyệt nhiên không đứa nào nhúc nhích. Một cô cầm roi mây nhịp nhịp vào tường, cô khác lôi theo sau lưng một cái chảo to, tay xới, đút liên tục vào miệng từng đứa đang há ra, rất nhịp nhàng từ trái sang phải rồi từ phải sang trái. Giữa phòng còn có hai đứa đang nằm giãy giụa, miệng chúng bị dán băng keo kín mít. Thì ra một đứa khóc không chịu ăn, còn đứa kia không chịu ngồi bô nên bị bắt nằm giữa lớp để “làm gương” cho những đứa có ý đồ lì lợm, chống đối khác.
Quá kinh hãi, Mạnh Mẫu ôm con về nhà, mỗi ngày vừa cày sâu cuốc bẫm vừa địu Mạnh Tử sau lưng.
Nhiều người thấy thế xót thương, bày Mạnh Mẫu phải phong bì tí chút cho các cô “Tội nghiệp, lương lậu thì la đà, tết nhất tiền thưởng không bao nhiêu, bước ra khỏi cổng trường thì giá cả mọi thứ đều đắt đỏ làm các cô bị stress liên tục, chỉ còn biết trút lên đầu lũ trẻ…” - một phụ huynh tỏ vẻ “luôn luôn thấu hiểu”.
Mạnh Mẫu rứt ruột mang con (và phong bì) đến gõ cửa một ngôi trường khác có bảng hiệu ghi rõ ràng ở cổng: “Đảm bảo không hành hạ trẻ”
Lần này đi học về, Mạnh Mẫu cả mừng thấy Mạnh Tử không còn kinh hãi, khóc nhè, đêm ngủ không còn gặp ác mộng. Thế nhưng lạ sao khi tắm rửa, kỳ cọ cho con, Mạnh Mẫu lại bắt gặp những vết bầm, trầy, cào, cắn… khắp đầu mình tay chân Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết đúng như cam kết, Mạnh Tử không hề bị cô giáo đánh, mà chính bọn trẻ tự “xử” nhau. “Lớp đông quá, cô giáo quản không xuể nên chúng tự do, thoải mái, muốn ra sao thì ra” - Mạnh Mẫu mếu máo.
Từ đó, hàng xóm không còn thấy cảnh Mạnh Mẫu sáng sáng khăn gói dỗ con đi học, cảnh mẹ con nước mắt vắn dài từ biệt nhau...
Một sớm, láng giềng chợt giật thót khi nghe từ sân nhà Mạnh Mẫu vọng ra tiếng đấm đá, thụi, quất… cùng tiếng hét chói tai: “Mày có ăn nhanh không thì bảo? Có tin tao vả vào mồm, gọt tóc, móc mắt mày cho vào máy xay sinh tố, trói đầu mày nhốt vào cầu tiêu, sau đó mổ bụng, trút ruột mày ra cho chó ăn, xác mày một phần tao cho vào máy giặt, một phần tao ném xuống lầu cho xe tải cán… Có nuốt nhanh không thì bảo?”
Ai nấy kéo đến ngó vào sân, ngạc nhiên thấy… chỉ có một mình Mạnh Tử, mẹ nó đã đi chợ từ sớm, còn nó đang chơi trò “bảo mẫu đút cơm” cho búp bê…
Mạnh Mẫu xót ruột chuyển trường khác cho con.
Đón Mạnh Tử từ trường mẫu giáo thứ hai trở về, lúc tắm rửa, Mạnh Mẫu phát hiện nhiều vết bầm tím chi chít khắp người Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết do Mạnh Tử mắc tè mà không chịu báo cáo, cứ tè dầm ra quần làm cô giáo bực mình đấm, đá, ngắt, nhéo…
Mạnh Mẫu lập tức chuyển trường khác cho Mạnh Tử.
Từ cổng trường mẫu giáo thứ ba bước ra, nước mắt Mạnh Tử ràn rụa, mặt mày kinh hãi, cậu nhất định không chịu cho mẹ chụp chiếc mũ bảo hiểm lên đầu: “Mẹ ơi, đau lắm!”. Mạnh Mẫu sờ đầu con thấy phía sau u lên một tảng to bằng nắm tay. Thì ra Mạnh Tử ị đùn trong quần làm “bốc mùi, mất vệ sinh lớp học” - như lời cô giáo mách lại sau này - cô giáo phát hiện dí đầu Mạnh Tử vào tường “hơi mạnh tay, Mạnh Tử tự ngã” - cô giáo thú nhận. Mạnh Mẫu đưa con tới bệnh viện khám coi có chấn thương sọ não. Hú vía. May mà không sao.
Mang con trở vào trường định mắng vốn, tới một căn phòng im phăng phắc, Mạnh Mẫu tò mò giương mắt nhìn vào, bà bèn lập tức quay phắt đi dẫn theo Mạnh Tử biến mất. Hỏi ra mới biết đó là “phòng đút cơm”: Hàng trăm đứa mỗi đứa ngồi trên một cái bô, tuyệt nhiên không đứa nào nhúc nhích. Một cô cầm roi mây nhịp nhịp vào tường, cô khác lôi theo sau lưng một cái chảo to, tay xới, đút liên tục vào miệng từng đứa đang há ra, rất nhịp nhàng từ trái sang phải rồi từ phải sang trái. Giữa phòng còn có hai đứa đang nằm giãy giụa, miệng chúng bị dán băng keo kín mít. Thì ra một đứa khóc không chịu ăn, còn đứa kia không chịu ngồi bô nên bị bắt nằm giữa lớp để “làm gương” cho những đứa có ý đồ lì lợm, chống đối khác.
Quá kinh hãi, Mạnh Mẫu ôm con về nhà, mỗi ngày vừa cày sâu cuốc bẫm vừa địu Mạnh Tử sau lưng.
Nhiều người thấy thế xót thương, bày Mạnh Mẫu phải phong bì tí chút cho các cô “Tội nghiệp, lương lậu thì la đà, tết nhất tiền thưởng không bao nhiêu, bước ra khỏi cổng trường thì giá cả mọi thứ đều đắt đỏ làm các cô bị stress liên tục, chỉ còn biết trút lên đầu lũ trẻ…” - một phụ huynh tỏ vẻ “luôn luôn thấu hiểu”.
Mạnh Mẫu rứt ruột mang con (và phong bì) đến gõ cửa một ngôi trường khác có bảng hiệu ghi rõ ràng ở cổng: “Đảm bảo không hành hạ trẻ”
Lần này đi học về, Mạnh Mẫu cả mừng thấy Mạnh Tử không còn kinh hãi, khóc nhè, đêm ngủ không còn gặp ác mộng. Thế nhưng lạ sao khi tắm rửa, kỳ cọ cho con, Mạnh Mẫu lại bắt gặp những vết bầm, trầy, cào, cắn… khắp đầu mình tay chân Mạnh Tử. Hỏi ra mới biết đúng như cam kết, Mạnh Tử không hề bị cô giáo đánh, mà chính bọn trẻ tự “xử” nhau. “Lớp đông quá, cô giáo quản không xuể nên chúng tự do, thoải mái, muốn ra sao thì ra” - Mạnh Mẫu mếu máo.
Từ đó, hàng xóm không còn thấy cảnh Mạnh Mẫu sáng sáng khăn gói dỗ con đi học, cảnh mẹ con nước mắt vắn dài từ biệt nhau...
Một sớm, láng giềng chợt giật thót khi nghe từ sân nhà Mạnh Mẫu vọng ra tiếng đấm đá, thụi, quất… cùng tiếng hét chói tai: “Mày có ăn nhanh không thì bảo? Có tin tao vả vào mồm, gọt tóc, móc mắt mày cho vào máy xay sinh tố, trói đầu mày nhốt vào cầu tiêu, sau đó mổ bụng, trút ruột mày ra cho chó ăn, xác mày một phần tao cho vào máy giặt, một phần tao ném xuống lầu cho xe tải cán… Có nuốt nhanh không thì bảo?”
Ai nấy kéo đến ngó vào sân, ngạc nhiên thấy… chỉ có một mình Mạnh Tử, mẹ nó đã đi chợ từ sớm, còn nó đang chơi trò “bảo mẫu đút cơm” cho búp bê…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét