16 thg 4, 2009

Rảnh, nhảm (1)


ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN VĂN 2009!

- Dạng đề: Trắc nghiệm, tự luận.
- Thời gian: 123 phút (không kể thời gian dòm bài thí sinh khác).
- Phạm vi kiến thức: Sách giáo khoa (khuyến khích kiến thức học thêm ở nhà thầy cô).
- Thể lệ bài làm: Đánh dấu (x) vào câu trả lời đã chọn.
- Thí sinh có thể dừng bài thi bất cứ lúc nào, ở bất kỳ câu nào.
- Nếu bí, có thể tham khảo các loại sách giáo khoa (có cải cách và không cải cách).
- Cách chấm điểm: Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm.

Câu 1:
"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu... ". Hỏi: Con trâu làm gì?
A: Đi chọi.
B: Đi nằm.
C: Đi tè/ đi ị.
D: Đi dạo.
E: Ngó 2 vợ chồng.

Câu 2:
Trong chuyện “Sơn tinh, Thủy Tinh", nhà vua yêu cầu trong số lễ vật phải có 1 con voi. Hỏi: Đó là loại voi gì?
A: Ma mút.
B: Voi Buôn Đôn.
C: Voi 9 ngà (2 ngà thật, 7 ngà giả!).
D: Voi nhựa.
E: Voi... cá!

Câu 3:
Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng", ông lão đã dựa vào đâu để tin lời con cá?
A: Nhìn mặt con cá thấy ngu ngu.
B: Ngó mặt mình thấy ngu hơn con cá.
C: Ông lão điểm huyệt hẹn giờ, không thực hiện lời hứa cá sẽ sình bụng mà chết.
D: Ông lão nghĩ: Sổng con này, chài con khác.
E: Éo biết. Đi mà hỏi lão già!

Câu 4:
Nhân vật Từ Hải trong "Truyện Kiều" được miêu tả như sau: "Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao". Lý do nào chàng có cơ thể cường tráng, khác người như vậy?
A: Tập thể hình chỗ Lý Đực.
B: Uống sữa "Cô gái Hà Lan".
C: Uống sữa "Ông Thọ"
D: Ăn phải thuốc tăng trưởng rau củ quả và heo nái.
E. Có bao nhiêu thí sinh cùng đáp án với em? (Soạn tin nhắn TUHAI - X.Y.Z... gửi tới tổng đài 088. Hoặc gọi điện đến tổng đài 1900123456).

Câu 5:
Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, ai đã "nhặt" được ai?
A: Chàng nhặt được vợ.
B: Vợ nhặt được chàng.
C: Bà mẹ nhặt được hai vợ chồng.
D: Hai vợ chồng nhặt được bà mẹ.
E: Họ nhặt được nhà văn.

Câu 6:
Truyện ngắn "Đôi mắt" của tác giả nào?
A: Văn Cao.
B: Vũ Cao.
C: Không Cao.
D: Cao Hành Kiện.
E: Phóng tác từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Ma Cao.

Câu 7:
Trong truyện "Romeo và Juliet" của Shakespeare, 2 nhân vật chính chết do uống phải...
A: Thuốc ngủ.
B: Thuốc chuột.
C: Thuốc lắc.
D: Thuốc lào.
E: Thuốc ngừa thai.

Câu 8:
Bà Huyện Thanh Quan là tên thật hay nick chat? Tại sao bà lại chọn nick như vậy?
A: Bà làm quan huyện.
B: Chồng bà là huyện quan.
C: Cha bà làm quan huyện.
D: Má lớn của bà là vợ nhỏ của huyện quan.
E: Từng bị quan huyện bắt vì tội vượt ẩu đèo ngang.

Câu 9:
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng có mấy đời chồng?
A: Một, và hơn thế nữa...
B: Vô số, lớp ăn nấm độc, lớp té lầu (vì không chịu ăn nấm).
C: Bến không chồng.
D: Ế chồng, do không chịu "Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng".
E: Chị tôi chưa có chồng...

Câu 10:
Nhân vật Chí Phèo từng có thời gian ngồi tù, theo em, lý do nào hắn được ra tù?
A: Vượt ngục.
B: Chạy án.
C: Ân xá nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
D: Phóng thích dịp rằm tháng bảy.
E: Thị Nở phá ngục giải cứu.

Câu 11:
Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Kim và Nguyễn Ngọc Tư có quan hệ thế nào với nhau?
A: Anh em.
B: Chị em.
C: Bạn bè.
D: Cha con/ mẹ con.
E: Chồng vợ.

Câu 12:
Ở cuối truyện "Tấm Cám", mẹ con Cám đã bị Tấm đem ra làm loại thức ăn nào sau đây?
A: Làm khô.
B: Làm gỏi.
C: Làm chả.
D: Nấu phở.
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 13:
Thị Nở đã nấu nồi cháo gì cho Chí Phèo ăn để giải cảm... cúm gia cầm?
A: Cháo dinh dưỡng.
B: Cháo mắt heo/ mắt bò.
C: Cháo mực.
D: Cháo lòng.
E: Cháo trắng ba khía, hột vịt muối.

Câu 14:
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sinh thời là một người rất phóng khoáng trong các mối quan hệ. Em có thể cho biết bà từng "quan hệ" (*) với các danh sĩ nào?
A: Nguyễn Du.
B: Nguyễn Trãi.
C: Nguyễn Khuyến.
D: Nguyễn Tuân.
E: Nguyễn Ánh 9.
(*) Từ "quan hệ" được trích từ SGK lớp 10 - đã cải (nhiều) cách - NXB Giáo (Tình) Dục.

Câu 15:
Thi sĩ lừng danh Hàn Mặc Tử chết do?
A: Sida.
B: Hắc lào.
C: Đái tháo... muối.
D: Thức khuya làm thơ bị muỗi cắn.
E: Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16:
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạng mạng độ thiên không"
Trong câu thơ trên, dấu hiệu nào để tác giả biết con chim mỏi cánh, bay về rừng để tìm chỗ ngủ?
A: Lim dim, ngáp ngáp.
B: Bay loạng choạng, cánh đập bạch bạch.
C: Bay giật lùi.
D: Rớt xuống đất.
E: Do tác giả đang buồn ngủ.

Câu 17:
"Mày đánh chồng bà đi rồi bà cho mày xem...!" (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố). Và, chị đã cho chúng xem thật... Hỏi, chị Dậu đã cho chúng xem gì?
.........................................................................
*Lưu ý: Đáp án do học sinh tự nghĩ ra và điền vào chỗ trống.

Câu 18:
Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, ông đã để Vương Thúy Kiều trầm mình ở đâu?
A: Sông Tiền.
B: Sông Hậu.
C: Sông Hương.
D: Sông Sài Gòn.
E: Kênh Nhiêu Lộc.

Phần câu hỏi phụ: (gồm 3 câu, mỗi câu 1.5đ)
1. Em cảm nhận loại đề này như thế nào?
2. Có bao nhiêu người cùng đáp án với em? (Soạn tin nhắn gửi tới số 1900123456789).
3. Có bao nhiêu thí sinh bỏ dở bài thi về nhà cày ruộng? (A: 1 triệu; B: 2 triệu; C: Vô số; D: Tất cả).

Lưu ý lần chót:
- Thí sinh có thể bỏ qua phần câu hỏi phụ, nhưng nếu đáp đúng được cộng 0,5 điểm, sai trừ hết điểm.
- Thí sinh làm xong bài mới được đi toa-lét.

(trích blog CoGaiDoLong, SongPhạm có cắt sửa và hiệu đính cho thêm phần... nhột nách!)

1 nhận xét: