"... Tưởng tượng, tưởng tượng, tưởng tượng/ cũng như tưởng con voi /hai chân trước không đằng trước/ hai chân sau chả thấy đằng sau/ còn cái đuôi thì nằm cạnh... cái mũi/ ôi con vỏi con voi trong tưởng tượng của riêng mình..." (Hạnh phúc tưởng voi - songpham)
25 thg 12, 2010
23 thg 12, 2010
post lại một bài thơ cũ...
đêm trước
giáng sinh
Em sẽ làm gì trong đêm giáng sinh
dù là người ngoại đạo?
Tôi sẽ làm gì trong đêm chúa ra đời
dù là một con chiên?
Có thể em sẽ chẳng làm gì cả
chỉ lặng lẽ nhìn người ta thôi - như tính em vốn thế
Có lẽ tôi cũng chẳng làm gì cả - chỉ nhớ em thôi là đủ hết đêm rồi
Không làm gì cả, giữa chúng ta cũng đã quá nhiều âu lo rồi
chẳng làm gì cả, giữa chúng ta cũng thật nhiều yêu thương rồi
những âu lo và yêu thương đâu thể nói thành lời
chỉ em biết, tôi biết…
Hãy cho tôi siết tay em nhé
truyền chút ấm áp trong đêm giá rét
Trái tim em hãy cứ đập đều đặn vì tôi nhé
như thế cũng đủ riêng tôi...
Noel
biêng biếc xanh mắt người mắt Chúa cùng những mắt chim câu - dê - cừu - lừa - nai trong tranh Chagall đau đáu nhìn tôi:
- Em đâu rồi?
Noel
mắt em xa ngợp ngời yêu thương dõi tìm tôi
- Tôi đâu rồi?
và chim câu - dê - cừu - lừa - nai khóc
tôi đỏ mắt phương em
sương mù phủ mặt
Chúng ta, hai quyển tự điển không giống nhau
cùng định nghĩa một từ yêu thương
trong đêm giáng sinh chẳng còn nhau nữa...
22 thg 12, 2010
Merry Christmas!!!
mùa về trên những cội mai
songphạm
Người bước vào, sập cửa từ phía sau lưng
Sớm mai
mùa về dịu dàng trước ngõ: - Thức dậy!
- Tôi đây này. Tôi mắc kẹt bên trong
từ chiếc cửa lòng mình sập lại!
Thế giới ngoài kia xôn xao
thế giới của đàn cừu, của bầy ong vỡ tổ
thế giới không dành cho những trái tim bóng đèn
không dành cho riêng ai…
Sớm nay mùa về trên những cội mai
mơn man chồi biếc
ô cửa kẽo kè đàn mối gặm
mảnh sân con bầy sẻ cũ bay về
rêu xanh nở hoa trên ngói đỏ
rân ran từng đốt ngón tay…
U u...
mùa cuộn mình trong khăn áo mỏng xuống phố cùng gió heo may
mùa thơm cất tiếng hát dịu dàng qua khe cửa hé
lời hát vó câu, chỉ mành, dấu chân chim sẻ
rập rờn ủ giấc mơ ai…
Nhỏ nhoi, kiêu hãnh
bầu trời luôn đủ rộng cho lũ chim xoãi cánh cùng lớp lớp mây bay
dịu dàng
kiên nhẫn
mùa khẽ khàng “Vừng ơi!” mỗi sớm
Một ngày
ô cửa bật mở
đàn mối giật mình
mùa ngủ trên tay…
Ăn mì Quảng
14 thg 10, 2010
11 thg 10, 2010
Tìm nhau
tìm nhau
Tìm nhau trong hoa nở
tìm nhau trong cơn gió
tìm nhau trong đêm khô hay mưa lũ
tìm nhau khi nắng đổ
tìm nhau khi trăng tỏ
tìm nhau như chim mộng tìm người mơ...
Tìm trong câu thơ cổ
tìm qua tranh Tố Nữ
tìm trên môi đương ca câu thương nhớ ơ...
tìm sâu trong muôn thuở
tìm nhau như thiên cổ tìm ngàn thu...
Gặp nhau trong hơi thở của cuộc đời
người ơi! gặp nhau, hãy nép hơi im trong hương mới
gặp nhau trong nhân tình đầy bác ái, ơi người
gặp nhau trong kinh cầu một hồi chuông...
Tìm nhau trong bom lửa
tìm nhau trong mưa bão
tìm nhau trên kinh đô xây trong xương máu
tìm nhau trong thống khổ
tìm nghe câu than thở
tìm nhau như góa phụ tìm mộ bia...
Tìm đâu môi em đỏ
tìm đâu mây trong mắt
tìm cho ra mái tóc ngây thơ đó
tìm xem trong kinh sử
tìm tương lai sáng tỏ
tìm nhau khi nhân loại được trùng tu
Gặp nhau trong vinh dự của đời người
người ơi! gặp nhau dưới đức tin bao la phơi phới
gặp nhau trong cơ khổ của thế giới, ơi người
gặp nhau, đôi tâm hồn được nghỉ ngơi...
(Phạm Duy - Thái Thanh ca)
Tình tự tin
tình tự tin!
Tình bằng có tiếng trống lơi
khen ai khéo vỗ... í... tay mà vui tay
(tay mà vui tay… tay mà vui tay…)
Một bầy tang tình con gái
chứ mấy thảnh… í… thơi…
Đi tìm…tìm tìm ai?… (tìm tìm ai?…)
Tình bằng có tiếng trống cơm
khen ai khéo vỗ… ấy… bông mà nên bông…
(Bông mà nên bông… bông mà nên bông…)
Một đàn tang tình trai tráng
chứ mấy lội… sông…
đi tìm... tìm tìm ai?… (tìm tìm ai?…)
Bông bập bông bông… bông bập bông bông….
bông bập bông bông… bông bập bông bông…)
Một đoàn tang tình trai gái…
(một đoàn tang tình trai gái…)
chứ mấy lộị...í… sông…
đi tìm… tìm tình thương... (tìm tình thương…)
quên tạm những nỗi căm hờn
(quên tạm những nỗi căm hờn...)
Tình bằng có tiếng véo von
nghe như tiếng hát lũ chim mà chim non
(chim mà chim non… chim mà chim non…)
Một đàn chim còn nhỏ bé
chứ mấy vượt cũi son
đi tìm... tìm tự do… (tìm tự do…)
Tình bằng có tiếng líu lo
tôi yêu tiếng hát ngây thơ… mà ngây thơ…
(thơ mà ngây thơ... thơ mà ngây thơ…)
Một bầy tang tình con nít
chứ mấy mãi mơ chim trời
Này mày ơi!… (này mày ơi!...)
Bông bập bông bông… bông bập bông bông
bông bập bông bông … bông bập bông bông...)
Một đoàn tang tình thi sĩ...
(một đoàn tang tình thi sĩ…)
chứ mấy làm…í… thơ… yêu đời - đời tự do… (đời tự do)
ca ngợi nỗi vui con người… (ca ngợi nỗi vui con người...)
Tình bằng có tiếng rất cao
Vi vu tiếng hát… ấy bay vào kinh đô…
(bay vào kinh đô… bay vào kinh đô…)
Người người tang tình trong nước
chứ mấy cùng... í… hô tin đời…
người người ơi!… (người người ơi!…)
Tình bằng nhớ mãi nhớ hoài
ta xin quyết chí …í... tin vào tương lai…
(tin vào tương lai… tin vào tương lai…)
Cuộc đời tin vào quá khứ
chứ mấy vào sớm mai
ban chiều… chiều chiều ơi… (chiều chiều ơi!...)
Bông bập bông bông… bông bập bông bông…
bông bập bông bông… bông bập bông bông…)
Một bầu tang tình vú sữa
(một bầu tang tình vú sữa...)
chứ mấy mẹ ru… êm đềm... à à ơi! (à à ơi!…)
Con hãy ngủ giấc mơ yên lành…
(con hãy ngủ giấc mơ yên lành…)
(Bông bập bông bông... bông bập bông bông
bông bập bông bông... bông bập bông bông…)
(Phạm Duy - Thái Thanh ca)
15 điều răn của Phật
15 điều Phật dạy
1. Danh dự lớn nhất của người là lòng tự trọng
2. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là giả tạo
4. Thất bại lớn nhất của đời người là tự cao tự đại
5. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
6. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
7. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
8. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
13. An ủi lớn nhất của đời người là làm phúc
14. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
15. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
"grass-blade" - photo fr. truonglocvn.com
24 thg 9, 2010
Haiku về Mẹ
9 thg 7, 2010
I'm Vietnamese!
I am Vietnamese!
I am a Vietnamese, born in the heart of my ancestors’ homeland.
My country is tiny by a vast sea, fortified with great mountains and deep rivers, and adorned with natural beauty.
My people are good-natured but courageous, persevering and valiant. We value noble sentiments and human kindness.
I love my country. I love my people. My love is infinite, unlimited, sacred and lofty because this is my homeland by birth, and my people have a sense of defending our country.
I live on the land my ancestors have lived, I breathe the air my ancestors have breathed; the traces of their spirits hover over mountains and hills, rivers and creeks, plants and blooms around us.
History, fourth grade - 1965
"Vietnamese smiles"
Translated by Ly Lan
6 thg 3, 2010
Việt Nam! Việt Nam!
VIỆT NAM!
Việt Nam! Việt Nam! nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói trên vành môi
Việt Nam nước tôi
Việt Nam! Việt Nam! tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời...
Việt Nam đây miền xanh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự do công bình bác ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam muôn đời...
Phạm Duy
5 thg 3, 2010
Tôi là người Việt
tôi là người Việt
Tôi là người dân Việt, sinh giữa lòng đất nước tổ tiên tôi...
Nước tôi là một nước bé nhỏ ở ven bờ bể cả, có núi lớn làm thành, sông sâu làm lũy, có những danh lam thắng cảnh trang hoàng.
Dân tôi là một giống dân hiền lành nhưng quả cảm, kiên nhẫn và kiêu hùng, một giống dân giàu tình cảm và nhân đạo.
Tôi yêu nước tôi, tôi mến dân tộc tôi, lòng yêu mến của tôi vô lượng, vô biên, thiêng liêng, cao cả. Vì nước tôi là nơi chôn nhau cắt rún của tôi, vì dân tôi đã biết giữ gìn đất nước tôi.
Tôi sống trên mảnh đất tổ tiên tôi đã sống, tôi thở không khí của tổ tiên tôi đã thở; những đồi núi, sông ngòi, những cỏ cây, hoa lá, đâu đâu cũng phảng phất, in hình dấu vết tổ tiên tôi.
Quốc Sử lớp nhì - 1965
Người nhà quê
Nguyễn Ngọc Tư
Họ là ai? Là những người đi vệ sinh không nhấn nút xả nước dội cầu, mang dép vào nhà mặc cho nền gạch bóng lộn...
Vì “mù” luật giao thông, họ lừng khừng qua đường trước mũi xe ta (ngay cả lúc ta quyết định dừng lại nhường họ qua thì họ lấm lét rụt lại, không thèm đi tiếp nữa).
Họ hà tiện, thích ăn những món rẻ tiền bên đường, kém vệ sinh. Họ ăn mặc đơn điệu, luộm thuộm, có chưng diện cũng thô thiển, quê mùa, từ đôi bông tai vàng chóe cho tới kiểu tóc uốn dợn. Họ cả tin vào chuyện thần thánh vẩn vơ, những tin đồn buồn cười...
Họ gây cho ta một sự khó chịu cả khi bày tỏ tình cảm, khi cố nài ép ta phải nhận món quà là buồng chuối chín, hay dăm ba trái dừa khô, đôi lúc họ còn dúi vào tay ta một con vịt ốm nhách, hôi hám, lấm láp phèn. Hình ảnh họ là một vết lấm lem trên cái nền thị thành rực rỡ. Và mỗi khi có cảm giác khó chịu với người nhà quê, mỗi khi lườm nguýt, cười cợt họ, mỗi khi chen vào con đường lúc nhúc xe cộ, buột miệng mắng nhiếc họ: "Bộ muốn chết sao?”, tôi đều tha thứ cho mình.
Nhưng mười một giờ trưa ngày thứ hai vừa rồi, trên đường về nhà, người đi cạnh tôi tạt câu nói đó vào một người nhà quê (thật dễ nhận ra với áo bà ba nâu khoác ngoài cái áo túi đã phai màu, tay xách giỏ đệm) lủi thủi đi trong khói nắng, tôi bỗng nghe nhói ran. Bỗng thấy giận cái người đã buông lời đau như ném đá.
Bỗng thấy tôi đã thay đổi đến giật mình, đến ngơ ngác, không biết người nhà quê trong mắt tôi đã khác tự hồi nào, sao tôi lại ngoay ngoắt thương yêu họ đến thế kia. Họ có khác gì đâu, vẫn nghèo, lam lũ, cục mịch và bỗ bã.
Những mùa mưa, tôi thấy họ ngồi khóc bên đống lúa ướt đã lên mầm trắng xóa. Tôi thấy những phụ nữ dầm mình dưới kênh, bẻ rau mưống ra chợ bán, món tiền cho một thúng rau chỉ bằng tô phở sáng của tôi. Tôi thấy những bữa cơm nghèo, người già, trẻ nhỏ cũng chỉ rau luộc chấm chao, hay mấy con cá lòng tong kho tiêu, mặn và khô quắt.
Những mùa nắng, tôi thấy họ gánh nước tưới rau hay đào đất sên vuông giữa trưa nóng rẫy. Họ đi qua mùa nông nhàn, mùa giáp hạt bằng cách bắt chuột đồng, hay đào củ năng để bán. Cả đống lúa nhễ nhại mồ hôi, thành quả lao động ngót ba bốn tháng ròng chỉ đáng giá một cuộc tiệc nhậu của người thành thị.
Những món quà họ dành cho tôi cũng chẳng sang trọng lên chút nào. Vẫn chuối, dừa, ổi, mãng cầu chín trong vườn nhà, họ dúi vào túi xách khi tôi xuống bến. Có ông cụ còn tặng tôi một mặt thớt mù u, tôi đem về quẳng vào một góc. Sau này, nghe tin ông mất vì bệnh uốn ván. Tôi lấy đinh đóng vào tường treo mặt thớt đó lên, không biết đau ở đâu mà suýt rơi nước mắt.
Những người nhà quê, họ là ai? Những chuyến công tác ở vùng đất xa ngái của quê nhà đã giúp tôi vẽ lại họ một chân dung khác. Họ nhọc nhằn cả đời để rồi cả đời nghèo khó, thiệt thòi. Tôi ngả lòng về phía họ khi nhận ra điều đó. Hay vì một bữa đứng ở Sài Gòn, tôi đắng đót nhận ra mính cũng là người nhà quê, mình chưa và không bao giờ từ bỏ được sự thật đó. Ngay lúc ấy, tôi bỗng nghe thèm được ai đó cầm tay dắt qua đường, mà không, một cái nhìn ấm áp thôi cũng được…
Mái nhà
mái nhà
Hình như chữ “quê nhà” phải được hiểu là ở quê hương đó có một mái nhà của mình. Vì có một mái nhà nên dù lưu lạc ở nơi đất khách quê người, thường vẫn có một nỗi hoài hương. Muốn về để được đặt bàn chân lên thềm, để ngắm nhìn lại những kỷ niệm đã trở thành linh hồn của mỗi nơi nằm, ngồi, đi đứng...
Căn nhà có thể nhỏ, lớn, rộng, hẹp nhưng những kích thước ấy phải mang đầy đủ linh hồn của mỗi đời người, mới khiến mình tìm được đầy đủ sự yên lành khi trở về.
Mỗi căn nhà, khi có điều kiện, thường phải là một phản ánh gần như trung thực tâm hồn của con người cư ngụ trong nó.
Có người khách lạ đến nhà chỉ cần nhìn kiến trúc và cách bày biện, sắp xếp trong nhà (architecture et décor intérieur) có thể biết ngay chủ nhân của nó là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội.
Trong những ngày bão giông, nắng cháy, mưa dầm, không thể nào không thấy gợn lên trong lòng một nỗi biết ơn thầm kín dành cho người đã nghĩ ra một nơi cư trú cho con người.
Không có bất cứ một sinh vật nào trên mặt đất này mà không có một nơi chốn cư ngụ riêng. Từ loài có cánh cho đến loài đi trên mặt đất, rồi loài bơi lội dưới biển sông...
Con người vì một sự thông minh thiên phú đã biết biến nơi cõi tạm này thành một chốn cư trú đầy huyễn hoặc. Nhà cửa, đền đài trên mặt đất cứ theo thời gian mà lung linh, biến hóa, thay hình đổi dạng theo sự sáng tạo của con người.
Mái nhà là tiếng có một âm vang tình cảm sâu kín trong lòng mỗi con người. Chỉ có ở đó, mình mới tìm thấy được mình đầy đủ nhất. Đó là cái nôi thứ hai ru mỗi đời người khi lớn lên. Vì vậy mỗi người phải cố gắng đừng bao giờ để dưới mái nhà ấy có một địa ngục. Vẫn có những kẻ đã rời bỏ mái nhà đi không một chút tiếc thương, nhưng kể từ đó trong tâm hồn người ấy sẽ không bao giờ còn sự bình an nữa...
Rứt bỏ mái nhà để ra đi cũng như phụ rẫy một tình yêu. Mái nhà ở lại hoàn toàn vô tội. Mái nhà vẫn chờ cửa để đón người trở về, nhưng người ra đi thì không bao giờ kéo được mái nhà về với mình nữa.
Có được một mái nhà riêng trong lúc sống là một hạnh phúc, nhất là mái nhà ấy là hình ảnh của chính mình.
Trong những ngày cuối năm này tôi cùng mấy người em suốt ngày đứng trông coi những người thợ xây mộ cho mẹ tôi. Mộ cũng là một thứ kiến trúc dùng làm nơi cư ngụ cho một người không còn sống.
Thường ở các nghĩa trang, mộ được xây theo một kiểu mẫu đồng dạng. Đó là một loại nhà tập thể cho những người đã khuất. Nhìn vào thấy buồn, ngậm ngùi và sự vô nghĩa của cái chết càng vô nghĩa hơn.
Có một kiến trúc sư tôi không còn nhớ tên, cũng vì sự buồn bã trên, đã tự mình biến tất cả những ngôi mộ trong nghĩa trang mà anh có người thân đã mất thành những tảng màu đá ghép (mosaïque). Và từ đó nghĩa trang trở thành một vườn chơi cho trẻ em. Người sống và người chết đã có một sư giao lưu mới, và cuộc đời bỗng nhân ái hơn.
Tôi mong là mẹ tôi cũng vậy. Nhờ những người bạn kiến trúc giúp thể hiện trên bản vẽ những ý nghĩ của tôi và cũng là tâm hồn của chính mẹ tôi, chúng tôi đã có được một giường năm cho mẹ thật nhàn nhã, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó không phải là một ngôi mộ , mà chỉ là nơi yên nghỉ của một con người. Ở đó không có dấu vết u ám của cái chết mà chỉ là lời từ biệt của một con người đã có lời hứa với riêng tôi sẽ còn gặp nhau ở năm 2000.
Kiến trúc không chỉ là cái đẹp mà phải mang trong nó lòng nhân ái nữa. Nghĩa là một cái đẹp có tâm hồn...
Trịnh Công Sơn
12-1991
2 thg 3, 2010
Ngủ quên
28 thg 2, 2010
Mom, Hope your Birthday was great!
24 thg 1, 2010
thơ cho người xa xứ
songphạm
tặng H.
Bỏ lại trái tim mình ở một góc quê nhà
mang theo trái tim một kẻ khác
người ra đi…
Nước mắt chảy theo
nước mắt ngược về
thành áp thấp
Ngày đi có cơn bão rớt
ngoài song và cả trong lòng
bão tan bóng người mờ khuất
gió dềnh tao tác nhánh sông
Đêm mơ thấy mình hóa nắng
vàng ươm một góc sân nhà
vẩn vơ một con bướm trắng
hồn về hôn hoa chơi trăng
Tiếng nấc ơi hời xứ lạ
giọng ca khắc khoải quê nhà
thương ai mòn con mắt xót
vòng tay mẹ hóa xa xăm…
Tuyết rơi không lấp nỗi cái buồn bên nớ
mưa dầm không trôi được cái nhớ bên ni
xuân hạ thu đông người nối người lớp lớp ra đi
tim thắp lửa, lòng hướng về cố xứ
Khói sông khói sóng khói thuốc khói bụi… mịt mờ lối cũ
nước mưa nước mắt nước sông nước sóng… chảy tràn ngập lũ đường xưa
rặng tre bóng nứa ven đường oằn mình nhớ con diều giấy
bãi sông bờ cỏ dọc lối quắt quay thương con dế nhỏ tuổi thơ gầy
Cái nhớ lùa vào tóc hóa bóng đêm
tim yêu hỏa diệm sơn nung lửa giấu mặt trời nhiệt đới
sưởi một trái tim,
những trái tim,
vô số trái tim da vàng, mắt nâu, đầu đen, máu đỏ
Này anh, này chị, này mẹ, này em…
SP.
23-1-2010