Con đường hẹp
thiên lý
I.
thiên lý
I.
Rồi hốt nhiên, người ta nghe thấy plop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh...
Basho (1644 - 1694): là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ 17. Basho là bút danh. Trong thực tế, đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Munefusa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tosei, có nghĩa là ‘’Đào xanh’’, để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705-762), có nghĩa là ‘’Mận trắng’’. Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới đổi bút danh là Basho.
Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá ‘’đủ lớn để che cho một ẩn sĩ’’. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió. Ông viết: ‘’Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá’’. Ông chăm chút cho cội cây xứ lạ và gắng bảo vệ nó trước sự xâm lấn của bao loài cây cỏ khác.
Bực mình làm sao
Cây sậy đâm ngang
Lúc tôi vun gốc chuối! , và:
Không một thân bìm bìm hoa tía hoang nào
Bò ngoằn ngoèo
Là bạn của tôi!
Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là Basho, và không lâu sau, các đệ tử đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Basho-an, hay Lều cây chuối, hay Am Ba tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây ông yêu mến?
Họ của Basho là Matsuo. Ông sinh năm 1644, là con trai út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Lên chín, Basho trở thành tiểu đồng và bạn học của người con trai cả lãnh chúa, một cậu bé thanh nhã, mười một tuổi, rất có tài làm thơ. Họ cùng nhau học nghệ thuật thơ từ thầy Kigin (1624-1705), một nhà thơ nổi tiếng của thành Kyoto và là học trò của bậc thầy vĩ đại thơ hakai Teitoky (1570-1653). Hai cậu bé này trở thành đôi bạn chí tình.
Năm Basho tròn 22 tuổi, người bạn quý tộc và cũng là chủ của ông qua đời. Trái tim tan nát, Basho được cử tới núi Koya mang theo mái tóc của người bạn quá cố đặt vào Tu viện Phật giáo ở đây để thờ cúng. Đó là chuyến hành hương thứ nhất của ông. Và ở đó, giữa những ngôi chùa, những ngôi mộ, trong thẳm sâu của khu rừng thông khổng lồ linh thiêng, nhà thơ trầm tư về sự ngắn ngủi của đời người, về cái uyên nguyên vốn có trong vạn vật và được phản chiếu đặc biệt rõ nét trong vòng quay của tự nhiên. Ông quyết định rời thành Ueno, dâng mình cho thi ca và sự thưởng ngoạn. Ông cũng muốn rời xa ánh mắt từ người phụ nữ goá bụa xinh đẹp trẻ trung, vợ người bạn quí tộc đã khuất, người ông đã thầm yêu và cũng hiểu chẳng có gì tốt đẹp đến từ chuyện đó cả.
Nhà thơ trẻ lên Kyoto xin thầy Kigin tiếp nhận vào nhà như một đệ tử - người giúp việc. Basho ở lại Kyoto 5 năm, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Trung Hoa, thư pháp cũng như thơ. Một câu chuyện tình bất thành khác đã chỉ cho ông con đường ẩn tu và trở thành một Thiền sinh. Thế rồi năm 1672, ông theo Kigin đến Edo (ngày nay là Tokyo), nơi mà một Shogun có lời triệu tập. Và chàng thanh niên 28 tuổi Basho đã một lòng một dạ thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho.
Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện năm 20 tuổi, còn lúc này nhà thơ 36 tuổi. Ông đã cho ra đời một số lớn những bài thơ và hợp tuyển, đã có một nhóm học trò tận tâm. Năm đó, một học trò trong số họ làm nghề buôn cá giàu có, tên là Sampu đã tặng Basho một mái lều nhỏ như của người tuần canh trên bờ sông Sumida. Cái lều sau được biết đến như Am Ba tiêu. Năm sau, Basho cho in một tập thơ như bước đi mở đầu một thời kỳ mới.
Cành cây trơ trụi
Bóng tối mùa thu thẫm dần
Một con quạ đơn độc!
Bài thơ này đã đánh dấu sự khởi đầu kiểu thơ riêng biệt của ông. Không có gì bị sắp đặt, không chữ nghĩa. Không thử tỏ ra thông minh. Đơn giản và khiêm tốn, những dòng thơ là một quan sát thiên nhiên tinh tế, trầm lặng. Hoàn toàn khách quan, bài thơ lộ ra vẻ u buồn sầu thảm một tối mùa thu cùng những thì thầm của nó về tuổi già và cái chết mà tuyệt đối chẳng phải nói ra như thế.
Ở Basho, con mắt quan sát thiên nhiên thuần tuý và con mắt nhìn vào bên trong đã đạt đến độ sâu sắc đỉnh điểm trong những bài thơ ông cho in 5 năm sau đó (1686) ở một tuyển tập gồm cả thơ của ông và những học trò. Tập thơ có nhan đề ‘’Những ngày Xuân’’.
Hãy nghe! Con ếch
Đang nhảy vào cảnh lặng im
Của cái ao xưa!
Trên bề mặt, bài thơ này chỉ đơn giản vẽ nên một bức tranh đẹp, hoàn chỉnh với những hiệu quả của âm thanh. Nó đưa người ta đi trong trí tưởng tượng đến với những lớp mái của một ngôi đền ở Kyoto, và có lẽ đang ngắm từ trên cao xuống một khu vườn cảnh đã hàng trăm tuổi cùng một cái ao rêu phủ kín bờ. Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Rồi quá trình liên tưởng khởi từ bài thơ cứ tiếp tục. Cái ao có thể là Vĩnh cửu, là Thượng đế, hoặc Chân lý tối hậu về vũ trụ và con người. Còn chúng ta, những con người trong vòng sinh tử, với những công việc của chúng ta, những tưởng tượng của chúng ta, bất chợt thể nhập vào cái vô cùng, như con ếch đang nhảy vào ao, làm nước toá lên trong khoảnh khắc, những gợn nước lan toả thành vòng tròn rồi mất hút…
Basho luôn khâm phục các ‘’nhà thơ phiêu lãng’’ như Lý Bạch và Đỗ Phủ xứ Trung Hoa, hay như Sogi và Saigyo của Nhật. Ông muốn làm những cuộc hành hương tìm thi hứng của riêng mình. Và trên đất Nhật, ông đã đi không phải một mà vài cuộc hành trình, luôn luôn cùng với một hoặc hai người học trò. Năm 1684, đầu tiên là một cuộc tiêu dao tới Ise theo hướng ngôi nhà cũ của ông ở Ueno, và được kể lại trong cuốn Nozarashi Kiko, tức ‘’Chuyến du hành lộng gió’’. Sau đó ông xuôi theo dòng sông Tone tới ‘’thị trấn nước’’ Kashima gặp người thầy cũ - Thiền sư Butcho, và kết quả là cuốn ‘’Kashima Kiko’’ ra đời. Ông cũng đến thăm những cây anh đào trứ danh ở Yoshino gần Kyoto khi thăm lại thành Ueno và người con của vị quí tộc, bạn cùng học đã quá cố, mời tới tham dự bữa tiệc thưởng hoa anh đào trên mảnh đất quê hương xưa.
A! Ký ức kỳ diệu!
Vô vàn cảm xúc ngày qua
Nhờ anh đào sống dậy!
Năm 1687, ông tới thăm núi Koya lần thứ hai khi đang trên đường đến bãi biển Suma ở Akashi và Waka-no-Ura, đồng thời viết cuốn Oi-no-Kobumi, hay là ‘’Ghi chép trên tay nải người hành hương’’. Sau đó, Basho tiếp tục đi đến núi Obasute, nơi người ta thường đem bỏ các bà cụ già (phong tục cổ vùng này) và viết cuốn Sarashina Kiko. Sau cuộc hoả hoạn năm 1682 thiêu rụi cái am Cây chuối yêu quí của ông, và mặc dầu bạn bè đã xây lại một cái am khác, nhà thơ ngày càng thấu rõ tính hư ảo của cõi vô thường. Đi phiêu bạt trở thành một lẽ sống đời ông. Ông hướng tới con đường rộng mở phía trước theo tinh thần Phật giáo, tức là cuộc sống tự nó là một chuyến du hành, một cuộc đi tiếp của người hành hương. Trên cái mũ rộng vành đan bằng cây lách, ông viết một câu đề từ: ‘’Không nhà cửa giữa trời đất, hai bạ cùng du hành’’, hàm ý: ‘’Tôi phiêu bạt không nhà cửa, bạn cùng trời cao’’.
Cuộc hành trình nổi tiếng nhất của Basho, chuyến đi dài nhất, được thực hiện vào năm 1689. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Lộ trình hướng về Michinoku (thường gọi tắt là Oku), nằm ở tỉnh cực bắc của Honsu (nay gọi Aomori). Chuyến đi này là một việc đầy khó khăn và hiểm nguy. Nhà thơ cùng người học trò của ông Sora đi bộ là chủ yếu. Các thi sĩ tiền bối như Sogi (1421-1502) và Saigyo (1118-1190), vài trăm năm trước đây đã từng bước trên những khúc đường này. Chính khát vọng noi theo những bước chân của họ đã thôi thúc Basho lên đường trong cuộc hành trình gian nan của chính ông. Ông muốn tự mình thưởng ngoạn những nơi mà thơ của họ đã nhắc đến. Những nhà thơ nổi tiếng khác cũng từng tới vùng đất xa xôi kia. Thậm chí vài người trong số họ còn bị đi đày vì lý do chính trị.
Cuộc hành trình này dài 5 tháng. Thỉnh thoảng ông phải dừng lại bên đường vì bệnh tật hành hạ, và tất cả được miêu tả trong cuốn Oku-no-Hosomichi (Nẻo về Hosomichi), hay ‘’Con đường hẹp thiên lý’’ bạn đang chuẩn bị đọc, một kiệt tác trong thể loại nhật kí phiêu du văn xuôi và thơ của ông.
Trước khi lên đường, Basho đã bán căn lều của mình, khởi hành vào vĩnh cửu, có thể nói là thế. Ông thực sự không mong chờ còn sống để trở về. Giờ đây, sau cuộc hành trình lên phương Bắc, hai năm trời ông sống lang thang trong các căn lều mùa Hạ mà đệ tử cho mượn. Ông ở lại vài tháng ở Genju-an, hay Lâu đài phù du thuộc vùng Omi, sau đó tại Mumei-an, hay Lâu đài vô danh thuộc Otsu. Cả hai lâu đài này đều nằm trên dải bờ tuyệt đẹp của hồ Biwa. Ông cũng ở lại Rakushi-Sha, hay Ngôi nhà quả hồng rụng, gần Kyoto. Năm 1692, các đệ tử dựng cho ông một Basho-an mới trên bờ đê dòng sông Sumida, rất gần cái am cũ, và trồng trong vườn không phải một mà những năm cây chuối.
Năm 1694, Basho lại lên đường ra đi một lần nữa. Lần này ông định đi bộ xuống các tỉnh miền Nam, xa mãi tận hòn đảo lớn Kyushu. Nhưng than ôi, ông chẳng vượt quá Osaka, nơi bệnh kiết lỵ nặng đã quật ngã thi sĩ ở tuổi 50. Ông được chôn cất tại một ngôi chùa nằm cạnh Lâu đài vô danh miền Otsu, quay mặt ra hồ Biwa, cái hồ ông hằng yêu mến.
Hàn Thủy Giang
Bò ngoằn ngoèo
Là bạn của tôi!
Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là Basho, và không lâu sau, các đệ tử đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Basho-an, hay Lều cây chuối, hay Am Ba tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây ông yêu mến?
Họ của Basho là Matsuo. Ông sinh năm 1644, là con trai út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Lên chín, Basho trở thành tiểu đồng và bạn học của người con trai cả lãnh chúa, một cậu bé thanh nhã, mười một tuổi, rất có tài làm thơ. Họ cùng nhau học nghệ thuật thơ từ thầy Kigin (1624-1705), một nhà thơ nổi tiếng của thành Kyoto và là học trò của bậc thầy vĩ đại thơ hakai Teitoky (1570-1653). Hai cậu bé này trở thành đôi bạn chí tình.
Năm Basho tròn 22 tuổi, người bạn quý tộc và cũng là chủ của ông qua đời. Trái tim tan nát, Basho được cử tới núi Koya mang theo mái tóc của người bạn quá cố đặt vào Tu viện Phật giáo ở đây để thờ cúng. Đó là chuyến hành hương thứ nhất của ông. Và ở đó, giữa những ngôi chùa, những ngôi mộ, trong thẳm sâu của khu rừng thông khổng lồ linh thiêng, nhà thơ trầm tư về sự ngắn ngủi của đời người, về cái uyên nguyên vốn có trong vạn vật và được phản chiếu đặc biệt rõ nét trong vòng quay của tự nhiên. Ông quyết định rời thành Ueno, dâng mình cho thi ca và sự thưởng ngoạn. Ông cũng muốn rời xa ánh mắt từ người phụ nữ goá bụa xinh đẹp trẻ trung, vợ người bạn quí tộc đã khuất, người ông đã thầm yêu và cũng hiểu chẳng có gì tốt đẹp đến từ chuyện đó cả.
Nhà thơ trẻ lên Kyoto xin thầy Kigin tiếp nhận vào nhà như một đệ tử - người giúp việc. Basho ở lại Kyoto 5 năm, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Trung Hoa, thư pháp cũng như thơ. Một câu chuyện tình bất thành khác đã chỉ cho ông con đường ẩn tu và trở thành một Thiền sinh. Thế rồi năm 1672, ông theo Kigin đến Edo (ngày nay là Tokyo), nơi mà một Shogun có lời triệu tập. Và chàng thanh niên 28 tuổi Basho đã một lòng một dạ thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho.
Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện năm 20 tuổi, còn lúc này nhà thơ 36 tuổi. Ông đã cho ra đời một số lớn những bài thơ và hợp tuyển, đã có một nhóm học trò tận tâm. Năm đó, một học trò trong số họ làm nghề buôn cá giàu có, tên là Sampu đã tặng Basho một mái lều nhỏ như của người tuần canh trên bờ sông Sumida. Cái lều sau được biết đến như Am Ba tiêu. Năm sau, Basho cho in một tập thơ như bước đi mở đầu một thời kỳ mới.
Cành cây trơ trụi
Bóng tối mùa thu thẫm dần
Một con quạ đơn độc!
Bài thơ này đã đánh dấu sự khởi đầu kiểu thơ riêng biệt của ông. Không có gì bị sắp đặt, không chữ nghĩa. Không thử tỏ ra thông minh. Đơn giản và khiêm tốn, những dòng thơ là một quan sát thiên nhiên tinh tế, trầm lặng. Hoàn toàn khách quan, bài thơ lộ ra vẻ u buồn sầu thảm một tối mùa thu cùng những thì thầm của nó về tuổi già và cái chết mà tuyệt đối chẳng phải nói ra như thế.
Ở Basho, con mắt quan sát thiên nhiên thuần tuý và con mắt nhìn vào bên trong đã đạt đến độ sâu sắc đỉnh điểm trong những bài thơ ông cho in 5 năm sau đó (1686) ở một tuyển tập gồm cả thơ của ông và những học trò. Tập thơ có nhan đề ‘’Những ngày Xuân’’.
Hãy nghe! Con ếch
Đang nhảy vào cảnh lặng im
Của cái ao xưa!
Trên bề mặt, bài thơ này chỉ đơn giản vẽ nên một bức tranh đẹp, hoàn chỉnh với những hiệu quả của âm thanh. Nó đưa người ta đi trong trí tưởng tượng đến với những lớp mái của một ngôi đền ở Kyoto, và có lẽ đang ngắm từ trên cao xuống một khu vườn cảnh đã hàng trăm tuổi cùng một cái ao rêu phủ kín bờ. Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Rồi quá trình liên tưởng khởi từ bài thơ cứ tiếp tục. Cái ao có thể là Vĩnh cửu, là Thượng đế, hoặc Chân lý tối hậu về vũ trụ và con người. Còn chúng ta, những con người trong vòng sinh tử, với những công việc của chúng ta, những tưởng tượng của chúng ta, bất chợt thể nhập vào cái vô cùng, như con ếch đang nhảy vào ao, làm nước toá lên trong khoảnh khắc, những gợn nước lan toả thành vòng tròn rồi mất hút…
Basho luôn khâm phục các ‘’nhà thơ phiêu lãng’’ như Lý Bạch và Đỗ Phủ xứ Trung Hoa, hay như Sogi và Saigyo của Nhật. Ông muốn làm những cuộc hành hương tìm thi hứng của riêng mình. Và trên đất Nhật, ông đã đi không phải một mà vài cuộc hành trình, luôn luôn cùng với một hoặc hai người học trò. Năm 1684, đầu tiên là một cuộc tiêu dao tới Ise theo hướng ngôi nhà cũ của ông ở Ueno, và được kể lại trong cuốn Nozarashi Kiko, tức ‘’Chuyến du hành lộng gió’’. Sau đó ông xuôi theo dòng sông Tone tới ‘’thị trấn nước’’ Kashima gặp người thầy cũ - Thiền sư Butcho, và kết quả là cuốn ‘’Kashima Kiko’’ ra đời. Ông cũng đến thăm những cây anh đào trứ danh ở Yoshino gần Kyoto khi thăm lại thành Ueno và người con của vị quí tộc, bạn cùng học đã quá cố, mời tới tham dự bữa tiệc thưởng hoa anh đào trên mảnh đất quê hương xưa.
A! Ký ức kỳ diệu!
Vô vàn cảm xúc ngày qua
Nhờ anh đào sống dậy!
Năm 1687, ông tới thăm núi Koya lần thứ hai khi đang trên đường đến bãi biển Suma ở Akashi và Waka-no-Ura, đồng thời viết cuốn Oi-no-Kobumi, hay là ‘’Ghi chép trên tay nải người hành hương’’. Sau đó, Basho tiếp tục đi đến núi Obasute, nơi người ta thường đem bỏ các bà cụ già (phong tục cổ vùng này) và viết cuốn Sarashina Kiko. Sau cuộc hoả hoạn năm 1682 thiêu rụi cái am Cây chuối yêu quí của ông, và mặc dầu bạn bè đã xây lại một cái am khác, nhà thơ ngày càng thấu rõ tính hư ảo của cõi vô thường. Đi phiêu bạt trở thành một lẽ sống đời ông. Ông hướng tới con đường rộng mở phía trước theo tinh thần Phật giáo, tức là cuộc sống tự nó là một chuyến du hành, một cuộc đi tiếp của người hành hương. Trên cái mũ rộng vành đan bằng cây lách, ông viết một câu đề từ: ‘’Không nhà cửa giữa trời đất, hai bạ cùng du hành’’, hàm ý: ‘’Tôi phiêu bạt không nhà cửa, bạn cùng trời cao’’.
Cuộc hành trình nổi tiếng nhất của Basho, chuyến đi dài nhất, được thực hiện vào năm 1689. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Lộ trình hướng về Michinoku (thường gọi tắt là Oku), nằm ở tỉnh cực bắc của Honsu (nay gọi Aomori). Chuyến đi này là một việc đầy khó khăn và hiểm nguy. Nhà thơ cùng người học trò của ông Sora đi bộ là chủ yếu. Các thi sĩ tiền bối như Sogi (1421-1502) và Saigyo (1118-1190), vài trăm năm trước đây đã từng bước trên những khúc đường này. Chính khát vọng noi theo những bước chân của họ đã thôi thúc Basho lên đường trong cuộc hành trình gian nan của chính ông. Ông muốn tự mình thưởng ngoạn những nơi mà thơ của họ đã nhắc đến. Những nhà thơ nổi tiếng khác cũng từng tới vùng đất xa xôi kia. Thậm chí vài người trong số họ còn bị đi đày vì lý do chính trị.
Cuộc hành trình này dài 5 tháng. Thỉnh thoảng ông phải dừng lại bên đường vì bệnh tật hành hạ, và tất cả được miêu tả trong cuốn Oku-no-Hosomichi (Nẻo về Hosomichi), hay ‘’Con đường hẹp thiên lý’’ bạn đang chuẩn bị đọc, một kiệt tác trong thể loại nhật kí phiêu du văn xuôi và thơ của ông.
Trước khi lên đường, Basho đã bán căn lều của mình, khởi hành vào vĩnh cửu, có thể nói là thế. Ông thực sự không mong chờ còn sống để trở về. Giờ đây, sau cuộc hành trình lên phương Bắc, hai năm trời ông sống lang thang trong các căn lều mùa Hạ mà đệ tử cho mượn. Ông ở lại vài tháng ở Genju-an, hay Lâu đài phù du thuộc vùng Omi, sau đó tại Mumei-an, hay Lâu đài vô danh thuộc Otsu. Cả hai lâu đài này đều nằm trên dải bờ tuyệt đẹp của hồ Biwa. Ông cũng ở lại Rakushi-Sha, hay Ngôi nhà quả hồng rụng, gần Kyoto. Năm 1692, các đệ tử dựng cho ông một Basho-an mới trên bờ đê dòng sông Sumida, rất gần cái am cũ, và trồng trong vườn không phải một mà những năm cây chuối.
Năm 1694, Basho lại lên đường ra đi một lần nữa. Lần này ông định đi bộ xuống các tỉnh miền Nam, xa mãi tận hòn đảo lớn Kyushu. Nhưng than ôi, ông chẳng vượt quá Osaka, nơi bệnh kiết lỵ nặng đã quật ngã thi sĩ ở tuổi 50. Ông được chôn cất tại một ngôi chùa nằm cạnh Lâu đài vô danh miền Otsu, quay mặt ra hồ Biwa, cái hồ ông hằng yêu mến.
Hàn Thủy Giang
Một chuyến du hành
Ngày tháng trôi như các vị lữ hành vĩnh cửu trong thời gian. Năm cũng thế. Cuộc sống tự nó là một chuyến du hành. Với những kẻ tiêu dao tháng ngày trên thuyền, lênh đênh theo sóng nước, những kẻ già đời trên mình ngựa thì ngôi nhà thực sự của họ là con đường rộng mở phía trước. Một vài nhà thơ cổ cũng từ biệt thế gian này giữa bước phiêu du.
Cái ngày những đám mây vần vũ cùng gió trời khuấy động bước chân đã tới. Và tôi lên đường lang thang dọc bờ biển. Thu năm ngoái, tôi quay về mái lều của mình trên bờ đê, quơ qua vài mạng nhện thì kịp năm vừa hết.
Rồi xuân tới, bầu trời đầy sương. Thần Cám dỗ lại trao tôi ước vọng hãy vượt qua biên giới ở Shirakawa, Linh thần những con đường vẫy gọi khiến tôi chẳng thể để tâm vào bất cứ việc gì. Tôi sửa lại chiếc quần ống túm, thắt lại quai mũ mới; và lúc hơ mô-xa trên đầu gối khiến chúng thêm dẻo dai, tôi đã mơ về bóng trăng ở Matsushima. Tôi bán căn lều, tới trọ ở quán Sampu. Nhưng trước lúc rời đi, tôi có làm một vần thơ khắc vào tấm bảng trên cột:
Sơ sài, căn lều ẩn sĩ
Sẽ khác
Vào ngày Hội các bé gái (*)
Ngày tháng trôi như các vị lữ hành vĩnh cửu trong thời gian. Năm cũng thế. Cuộc sống tự nó là một chuyến du hành. Với những kẻ tiêu dao tháng ngày trên thuyền, lênh đênh theo sóng nước, những kẻ già đời trên mình ngựa thì ngôi nhà thực sự của họ là con đường rộng mở phía trước. Một vài nhà thơ cổ cũng từ biệt thế gian này giữa bước phiêu du.
Cái ngày những đám mây vần vũ cùng gió trời khuấy động bước chân đã tới. Và tôi lên đường lang thang dọc bờ biển. Thu năm ngoái, tôi quay về mái lều của mình trên bờ đê, quơ qua vài mạng nhện thì kịp năm vừa hết.
Rồi xuân tới, bầu trời đầy sương. Thần Cám dỗ lại trao tôi ước vọng hãy vượt qua biên giới ở Shirakawa, Linh thần những con đường vẫy gọi khiến tôi chẳng thể để tâm vào bất cứ việc gì. Tôi sửa lại chiếc quần ống túm, thắt lại quai mũ mới; và lúc hơ mô-xa trên đầu gối khiến chúng thêm dẻo dai, tôi đã mơ về bóng trăng ở Matsushima. Tôi bán căn lều, tới trọ ở quán Sampu. Nhưng trước lúc rời đi, tôi có làm một vần thơ khắc vào tấm bảng trên cột:
Sơ sài, căn lều ẩn sĩ
Sẽ khác
Vào ngày Hội các bé gái (*)
(*) Lễ hội cổ truyền Nhật Bản. Vào ngày này, người ta thường tặng các bé gái những con búp bê - ND)
Lên đường
Cái ngày 27/3 Âm lịch (16/5), trời đầy sương lúc rạng đông. Vầng trăng nhợt nhạt. Trong ánh bình minh yếu ớt, từ xa tôi vẫn nhận ra đỉnh núi Phú Sĩ, và gần hơn một chút là những ngọn cây anh đào ở Ueno và Yanaka. Một chút tuyệt vọng tôi tự hỏi lòng chẳng biết có bao giờ lại được ngắm chúng. Vài người bạn thân nhất đã tới từ đêm trước, cùng tiễn chân đến tận thuyền. Chúng tôi xuống xe ở một nơi có tên Senju, Trái tim tôi nặng buồn cùng ý nghĩ về bao dặm đường dài phía trước. Và dẫu biết thế gian phù du này chỉ là một ảo tưởng, tôi vẫn không chịu nổi cảnh chia ly với nó. Tôi khóc.
Đau đớn thay, xuân qua kìa!
Chim nức nở, loài cá còn ứa lệ.
Tôi viết bài thơ này vào lúc mở đầu trang nhật kí viễn du. Chúng tôi lê bước lên đường, dùng dằng rồi cũng dứt đi được. Bạn bè đứng lại, ngóng theo cho đến khi khuất dạng.
Soka
Tôi đang sống năm thứ hai, niên hiệu Genroku (1689), bỗng nảy ý định đi thật xa, lên các tỉnh miền Bắc. Cũng có thể tôi sẽ đến tận nơi cùng trời cuối đất! Chắc ràng bao nỗi nhọc nhằn sẽ khiến mái tóc bạc trắng, nhưng bù lại, tôi được tận mắt xem những nơi mới chỉ nghe kể. Tôi nghĩ có thể mình sẽ may mắn sống sót trở về và tự đặt cược tương lai vào mối hy vọng hão huyền đó. Thế rồi lúc cuối ngày hôm ấy, chúng tôi đến một thành phố bưu trạm tên Soka. Đám hành lý đè lên đôi vaio gày guộc khiến tôi phải rán sức. Tôi nghĩ đi du lịch ngay từ lúc khởi hành nên nhẹ nhàng, chỉ mang theo áo quần che thân là đủ. Ví như chỉ cần một chiếc áo khoác giấy bền, chống lại giá lạnh ban đêm, áo kimônô vải bông, áo mưa và vài bút lông, bình mực. Thế nhưng lại có bao quà tặng lúc chia tay tôi không thể từ chối, cũng không đủ can đảm bỏ đi và chúng trở thành gánh nặng.
Chúng tôi viếng thăm Miếu thơ Ngôi nhà cháy ở Yashima. Người bạn cùng đi Sora giới thiệu:
- ‘’Vị thần được thờ phượng ở đây là Konohama-Sakuya-Hime. Bà là Nữ thần hoa, bà cũng được thờ phượng trên núi Phú sĩ. Chốn linh thiêng này gọi là Miếu thờ Ngôi nhà cháy và chồng bà không tin đứa con trong bụng bà, có được vào một đêm của họ, là con ông ta. Vị nữ thần tự mình xây một ngôi nhà bằng phên trát bùn để sinh nở. Bà châm lửa tự thiêu và nguyền: Nếu đứa bé ra đời không bị chết cháy thì điều đó sẽ chứng cho lòng trong trắng của bà. Đứa bé vị Nữ thần sinh hạ là thần Hohodemi, hay còn gọi thần Sinh ra từ lửa. Chính vì thế khi đề thơ ở đây, theo tục lệ, thơ cần phải nhắc tới khói và lửa’’.
Ở đây có thể quan sát được rất nhiều tục lệ khác. Ví như không ăn một loài cá có tên Konoshiro, bởi khi nướng chúng có mùi như thịt người chết cháy.
Lên đường
Cái ngày 27/3 Âm lịch (16/5), trời đầy sương lúc rạng đông. Vầng trăng nhợt nhạt. Trong ánh bình minh yếu ớt, từ xa tôi vẫn nhận ra đỉnh núi Phú Sĩ, và gần hơn một chút là những ngọn cây anh đào ở Ueno và Yanaka. Một chút tuyệt vọng tôi tự hỏi lòng chẳng biết có bao giờ lại được ngắm chúng. Vài người bạn thân nhất đã tới từ đêm trước, cùng tiễn chân đến tận thuyền. Chúng tôi xuống xe ở một nơi có tên Senju, Trái tim tôi nặng buồn cùng ý nghĩ về bao dặm đường dài phía trước. Và dẫu biết thế gian phù du này chỉ là một ảo tưởng, tôi vẫn không chịu nổi cảnh chia ly với nó. Tôi khóc.
Đau đớn thay, xuân qua kìa!
Chim nức nở, loài cá còn ứa lệ.
Tôi viết bài thơ này vào lúc mở đầu trang nhật kí viễn du. Chúng tôi lê bước lên đường, dùng dằng rồi cũng dứt đi được. Bạn bè đứng lại, ngóng theo cho đến khi khuất dạng.
Soka
Tôi đang sống năm thứ hai, niên hiệu Genroku (1689), bỗng nảy ý định đi thật xa, lên các tỉnh miền Bắc. Cũng có thể tôi sẽ đến tận nơi cùng trời cuối đất! Chắc ràng bao nỗi nhọc nhằn sẽ khiến mái tóc bạc trắng, nhưng bù lại, tôi được tận mắt xem những nơi mới chỉ nghe kể. Tôi nghĩ có thể mình sẽ may mắn sống sót trở về và tự đặt cược tương lai vào mối hy vọng hão huyền đó. Thế rồi lúc cuối ngày hôm ấy, chúng tôi đến một thành phố bưu trạm tên Soka. Đám hành lý đè lên đôi vaio gày guộc khiến tôi phải rán sức. Tôi nghĩ đi du lịch ngay từ lúc khởi hành nên nhẹ nhàng, chỉ mang theo áo quần che thân là đủ. Ví như chỉ cần một chiếc áo khoác giấy bền, chống lại giá lạnh ban đêm, áo kimônô vải bông, áo mưa và vài bút lông, bình mực. Thế nhưng lại có bao quà tặng lúc chia tay tôi không thể từ chối, cũng không đủ can đảm bỏ đi và chúng trở thành gánh nặng.
Chúng tôi viếng thăm Miếu thơ Ngôi nhà cháy ở Yashima. Người bạn cùng đi Sora giới thiệu:
- ‘’Vị thần được thờ phượng ở đây là Konohama-Sakuya-Hime. Bà là Nữ thần hoa, bà cũng được thờ phượng trên núi Phú sĩ. Chốn linh thiêng này gọi là Miếu thờ Ngôi nhà cháy và chồng bà không tin đứa con trong bụng bà, có được vào một đêm của họ, là con ông ta. Vị nữ thần tự mình xây một ngôi nhà bằng phên trát bùn để sinh nở. Bà châm lửa tự thiêu và nguyền: Nếu đứa bé ra đời không bị chết cháy thì điều đó sẽ chứng cho lòng trong trắng của bà. Đứa bé vị Nữ thần sinh hạ là thần Hohodemi, hay còn gọi thần Sinh ra từ lửa. Chính vì thế khi đề thơ ở đây, theo tục lệ, thơ cần phải nhắc tới khói và lửa’’.
Ở đây có thể quan sát được rất nhiều tục lệ khác. Ví như không ăn một loài cá có tên Konoshiro, bởi khi nướng chúng có mùi như thịt người chết cháy.
Hotoke Gozaemon
Ngày 30/3 Âm lịch (19/5) chúng tôi nghỉ đêm ở chân núi Nikko. Người chủ quán trọ bảo:
- ‘’Tôi được gần xa biết đến như Thánh Gozaemon. Tôi đặt lòng trung thực lên trên mọi thứ nên người ta gọi tôi thật lành thánh. Các bạn có thể an giấc tại đây, chắc chắn thế’’.
Chúng tôi tự hỏi chẳng biết vị thánh nào giáng phàm trong hình lốt con người để quan tâm đến hai kẻ phiêu du ăn mày với lối ăn mặc kiểu tu sĩ này. Nhưng chăm chú quan sát người chủ quán này, chúng tôi thấy ông ta hoàn toàn không có thói khôn ngoan của thế gian hay tính tư lợi. Ông ta trung thực một cách cứng cỏi trước mọi lầm lỗi. Ông ta mới gần gũi với những lý tưởng Khổng giáo biết bao, thật mạnh mẽ trong tính cách và luôn ngay thẳng. Một con người như vậy rất đáng kính trọng.
Nikko
Ngày 1/4 Âm lịch (20/5) chúng tôi viếng thăm núi Nikko.
Từ xa xưa, ngọn núi này viết chữ là Ni-Ko, tiếng Hán là ‘’đôi’’ và ‘’hoang dã’’. Khi thánh Kukai xây một ngôi đền ở đây, Ngài đổi ra Nik-Ko, nghĩa là ‘’mặt trời’’ và ‘’ánh sáng’’. Chắc hẳn Ngài đã tiên liệu được điều xảy đến hàng ngàn năm sau, vì giờ đây ánh hào quang uy nghi của Vương triều Tokugawa toả khắp bầu trời, những tia sáng thiện tâm từ nó chiếu cùng khắp mặt đất, giúp tất cả mọi người sống trong thái bình và an lành.
Ngập tràn lòng kính sợ, tôi ngập ngừng viết một vần thơ:
Chốn linh thiêng thần thánh
Thăm thẳm xanh lá non
Với ánh dương của Người!
Kurokami-Yama, nghĩa là núi Lông quạ, dầu mùa xuân quấn quanh bao tấm khăn sương, nó vẫn sáng lên màu tuyết. Sora viết một vần thơ:
Mang đầu trọc
Tới núi Lông quạ
Một sáng thay y phục
Sora là bút danh. Tên thật của tiên sinh là Kawai, thường được gọi là Sogoro. Tiên sinh sống gần Am Ba tiêu, thường sang giúp tôi việc nhà. Sora hoan hỉ trước cảnh đẹp Matsushima và Kisakata, nên du hành cùng tôi cho có bè bạn, sẻ chia nhọc nhằn trên đường thiên lý. Vào buổi sáng khởi hành, tiên sinh đã cạo trọc đầu, choàng tấm áo tu hành màu đen, đặt pháp hiệu Sogo (giác ngộ). Vần thơ tiên sinh soạn ở núi Kurokami là dành cho việc này. Chữ ‘’thay y phục’’ dùng thật ý nghĩa, vừa chỉ cái ngày người ta khoác lên mình manh áo mùa hạ, vừa chỉ việc đổi áo của chính tiên sinh khi tiên sinh thọ giới qui y trước lúc lên đường.
Đường lên núi chừng một dặm thì gặp ngọn thác. Từ đỉnh hang cao chừng 300 thước, dòng nước như bay, như nhẩy xuống một vũng xanh xanh bao quanh bằng hàng ngàn tảng đá. Mọi người phải đi men vào hang ngắm nước đổ từ phía sau, bởi thế nó có tên Urami-No-Taki, nghĩa là ‘’Thác thưởng ngoạn từ phía sau’’.
Nơi đó, chúng tôi bắt đầu
Thác mang vào tu viện
Bài học mùa hè.
Tôi có quen một người sống ở Kurobane, hạt Nasu, nên quyết định vượt qua đồng hoang Nasu. Chúng tôi đi tắt theo hướng ngôi làng mờ mờ phía trước, nhưng không kịp vì trời đỏ mưa, đêm sập xuống. Đành tạm nghỉ một đêm ở trang trại chờ sáng hôm sau khởi hành vậy!
Có một chú ngựa đang gặm cỏ. Chúng tôi hỏi đường một người đàn ông đang cắt cỏ gần đó. Anh ta tuy quê mùa, nhưng chẳng thiếu lòng tốt. Anh ta nói vẻ quan tâm:
- ‘’Ôi các vị! Lối đồng hoang này thực khó lần, người lạ rất dễ lạc. Hãy lấy ngựa của tôi và khi nó chưa đi quá xa hãy thả nó quay lại’’.
Anh ta cho chúng tôi mượn ngựa. Đi được một quãng, có hai đứa trẻ theo sau. Một bé gái xưng tên là Kasane, nghĩa là ‘’muôn vẻ’’. Tên chữ mới thật bất thường và quyến rũ làm sao. Sora soạn một vần thơ:
Chính em, một bông
Cẩm chướng ven rừng hoang dã
Cánh hoa muôn vẻ.
Còn một thôi đường tới ngôi làng nhỏ lèo tèo dăm nóc nhà, chúng tôi để một ít tiền vào yên ngựa, rồi thả cho nó tự tìm về.
Kurobane
Chúng tôi gặp một người tên Joboji đang trông coi lâu đài trong trang viên lãnh chúa vùng Korobane. Ông ta thật vui mừng vì chuyến viếng thăm bất ngờ này và chúng tôi đàm đạo thâu đêm suốt sáng. Người em của ông ta tên Tosui theo chúng tôi như bóng với hình cả sáng cả tối, thậm chí còn mời về nhà riêng cho họ hàng gặp mặt.
Trong thời gian lưu lại nơi này, chúng tôi có đi bộ ra ngoại ô, đến xem khu di tích hẩngò gỗ, nơi xưa kia bao người đàn ông đã rèn luyện nghề cung nỏ. Họ tập bắn vào đàn chó phi nước đại với những mũi tên cùn. Chúng tôi đi qua đồng cỏ lá tre biết hát, tới thăm ngôi mộ cổ Phu nhân Tamamo, rồi viếng đền thơ Thần Hachiman, vị thần Chiến tranh. Trái tim trong tôi thật bao xao động khi được nghe chính tại ngôi đền này, thần Hachiman đã linh hiện vào lúc người anh hùng của Nasu, Yoichi khẩn cầu: ‘’Hỡi thần Hachiman, Người bảo vêh quê hương tôi!’’. Lời khẩn cầu thốt ra trước lúc ông hướng mũi tên sấm sét vào cái chong chóng treo lơ lửng trên chiến hạm đang chòng chành của kẻ thù. Trời dần tối, chúng tôi quay về nhà Tosui.
Ở đó cũng có một ngôi chùa thờ Phật, giáo phái Shugen, gọi là Komyo-Ji. Chúng tôi đến đó viếng thăm và đọc một bài kinh trước bức tượng cùng đôi guốc gỗ khổng lồ của vị thầy sáng lập: En - người khổ hạnh. Người được kể lại đã đến vùng đồi này, chân đi guốc mộc giảng thuyết.
Vùng đồi tháng Năm
Hãy ban phước, hỡi đôi guốc thần thánh
Để chúng tôi tự đi đường mình!
Ngày 1/4 Âm lịch (20/5) chúng tôi viếng thăm núi Nikko.
Từ xa xưa, ngọn núi này viết chữ là Ni-Ko, tiếng Hán là ‘’đôi’’ và ‘’hoang dã’’. Khi thánh Kukai xây một ngôi đền ở đây, Ngài đổi ra Nik-Ko, nghĩa là ‘’mặt trời’’ và ‘’ánh sáng’’. Chắc hẳn Ngài đã tiên liệu được điều xảy đến hàng ngàn năm sau, vì giờ đây ánh hào quang uy nghi của Vương triều Tokugawa toả khắp bầu trời, những tia sáng thiện tâm từ nó chiếu cùng khắp mặt đất, giúp tất cả mọi người sống trong thái bình và an lành.
Ngập tràn lòng kính sợ, tôi ngập ngừng viết một vần thơ:
Chốn linh thiêng thần thánh
Thăm thẳm xanh lá non
Với ánh dương của Người!
Kurokami-Yama, nghĩa là núi Lông quạ, dầu mùa xuân quấn quanh bao tấm khăn sương, nó vẫn sáng lên màu tuyết. Sora viết một vần thơ:
Mang đầu trọc
Tới núi Lông quạ
Một sáng thay y phục
Sora là bút danh. Tên thật của tiên sinh là Kawai, thường được gọi là Sogoro. Tiên sinh sống gần Am Ba tiêu, thường sang giúp tôi việc nhà. Sora hoan hỉ trước cảnh đẹp Matsushima và Kisakata, nên du hành cùng tôi cho có bè bạn, sẻ chia nhọc nhằn trên đường thiên lý. Vào buổi sáng khởi hành, tiên sinh đã cạo trọc đầu, choàng tấm áo tu hành màu đen, đặt pháp hiệu Sogo (giác ngộ). Vần thơ tiên sinh soạn ở núi Kurokami là dành cho việc này. Chữ ‘’thay y phục’’ dùng thật ý nghĩa, vừa chỉ cái ngày người ta khoác lên mình manh áo mùa hạ, vừa chỉ việc đổi áo của chính tiên sinh khi tiên sinh thọ giới qui y trước lúc lên đường.
Đường lên núi chừng một dặm thì gặp ngọn thác. Từ đỉnh hang cao chừng 300 thước, dòng nước như bay, như nhẩy xuống một vũng xanh xanh bao quanh bằng hàng ngàn tảng đá. Mọi người phải đi men vào hang ngắm nước đổ từ phía sau, bởi thế nó có tên Urami-No-Taki, nghĩa là ‘’Thác thưởng ngoạn từ phía sau’’.
Nơi đó, chúng tôi bắt đầu
Thác mang vào tu viện
Bài học mùa hè.
Tôi có quen một người sống ở Kurobane, hạt Nasu, nên quyết định vượt qua đồng hoang Nasu. Chúng tôi đi tắt theo hướng ngôi làng mờ mờ phía trước, nhưng không kịp vì trời đỏ mưa, đêm sập xuống. Đành tạm nghỉ một đêm ở trang trại chờ sáng hôm sau khởi hành vậy!
Có một chú ngựa đang gặm cỏ. Chúng tôi hỏi đường một người đàn ông đang cắt cỏ gần đó. Anh ta tuy quê mùa, nhưng chẳng thiếu lòng tốt. Anh ta nói vẻ quan tâm:
- ‘’Ôi các vị! Lối đồng hoang này thực khó lần, người lạ rất dễ lạc. Hãy lấy ngựa của tôi và khi nó chưa đi quá xa hãy thả nó quay lại’’.
Anh ta cho chúng tôi mượn ngựa. Đi được một quãng, có hai đứa trẻ theo sau. Một bé gái xưng tên là Kasane, nghĩa là ‘’muôn vẻ’’. Tên chữ mới thật bất thường và quyến rũ làm sao. Sora soạn một vần thơ:
Chính em, một bông
Cẩm chướng ven rừng hoang dã
Cánh hoa muôn vẻ.
Còn một thôi đường tới ngôi làng nhỏ lèo tèo dăm nóc nhà, chúng tôi để một ít tiền vào yên ngựa, rồi thả cho nó tự tìm về.
Kurobane
Chúng tôi gặp một người tên Joboji đang trông coi lâu đài trong trang viên lãnh chúa vùng Korobane. Ông ta thật vui mừng vì chuyến viếng thăm bất ngờ này và chúng tôi đàm đạo thâu đêm suốt sáng. Người em của ông ta tên Tosui theo chúng tôi như bóng với hình cả sáng cả tối, thậm chí còn mời về nhà riêng cho họ hàng gặp mặt.
Trong thời gian lưu lại nơi này, chúng tôi có đi bộ ra ngoại ô, đến xem khu di tích hẩngò gỗ, nơi xưa kia bao người đàn ông đã rèn luyện nghề cung nỏ. Họ tập bắn vào đàn chó phi nước đại với những mũi tên cùn. Chúng tôi đi qua đồng cỏ lá tre biết hát, tới thăm ngôi mộ cổ Phu nhân Tamamo, rồi viếng đền thơ Thần Hachiman, vị thần Chiến tranh. Trái tim trong tôi thật bao xao động khi được nghe chính tại ngôi đền này, thần Hachiman đã linh hiện vào lúc người anh hùng của Nasu, Yoichi khẩn cầu: ‘’Hỡi thần Hachiman, Người bảo vêh quê hương tôi!’’. Lời khẩn cầu thốt ra trước lúc ông hướng mũi tên sấm sét vào cái chong chóng treo lơ lửng trên chiến hạm đang chòng chành của kẻ thù. Trời dần tối, chúng tôi quay về nhà Tosui.
Ở đó cũng có một ngôi chùa thờ Phật, giáo phái Shugen, gọi là Komyo-Ji. Chúng tôi đến đó viếng thăm và đọc một bài kinh trước bức tượng cùng đôi guốc gỗ khổng lồ của vị thầy sáng lập: En - người khổ hạnh. Người được kể lại đã đến vùng đồi này, chân đi guốc mộc giảng thuyết.
Vùng đồi tháng Năm
Hãy ban phước, hỡi đôi guốc thần thánh
Để chúng tôi tự đi đường mình!
Ungan - Ji
Phía sau ngôi đền Ungan-Ji, không xa Kurobane là mấy, thiền sư Butcho - thầy tôi, có một tịch cốc. Tôi còn nhớ ông nói đã để lại đôi dòng thơ bằng than củi thông trên đá:
Am xuềnh xoàng
Rộng cao thước rưỡi
Cần chi mái lều để tránh mưa tuôn.
Lòng muốn thấy những gì còn lại nơi ẩn tu, tôi hướng mũi gậy về phía đền Ungan-Ji. Bạn bè ở Kurobane cũng muốn viếng thăm nơi ấy. Trong số họ có nhiều người trẻ tuổi và chúng tôi có một thôi đường thật vui vẻ, vui đến nỗi tới chân núi lúc nào không hay biết.
Một lối mòn ẩn hiện trong thung lũng mờ tối giữa bao cánh rừng thông. Sương nhỏ xuống từ đám rêu, và dù trời sang hè, không khí vẫn mát lạnh. Ở cuối con đường vào đẹp như tranh có tên ‘’M ười cảnh’’, chúng tôi ngang qua một cây cầu, tiến vào cổng đền xây hai bậc.
Phân vân chẳng biết nơi nào thầy từng ẩn dật, chúng tôi trèo lên quả đồi phía sau đền. Một am xinh xắn dựng trên vách đá tựa lưng vào cái hang nhỏ hiện ra. Trông nó hệt như hang Yuan-Miao, hay cửa Địa ngục trong tiếng Hán, hoặc nơi ẩn tu trên đỉnh đá của Fa-Yun.
Chim gõ kiến, điềm lành
Bạn không hại am
Trong lũng nhỏ mùa hè
Tôi viết vội mấy dòng trên, rồi để lại bài thơ trên cột lều.
Phía sau ngôi đền Ungan-Ji, không xa Kurobane là mấy, thiền sư Butcho - thầy tôi, có một tịch cốc. Tôi còn nhớ ông nói đã để lại đôi dòng thơ bằng than củi thông trên đá:
Am xuềnh xoàng
Rộng cao thước rưỡi
Cần chi mái lều để tránh mưa tuôn.
Lòng muốn thấy những gì còn lại nơi ẩn tu, tôi hướng mũi gậy về phía đền Ungan-Ji. Bạn bè ở Kurobane cũng muốn viếng thăm nơi ấy. Trong số họ có nhiều người trẻ tuổi và chúng tôi có một thôi đường thật vui vẻ, vui đến nỗi tới chân núi lúc nào không hay biết.
Một lối mòn ẩn hiện trong thung lũng mờ tối giữa bao cánh rừng thông. Sương nhỏ xuống từ đám rêu, và dù trời sang hè, không khí vẫn mát lạnh. Ở cuối con đường vào đẹp như tranh có tên ‘’M ười cảnh’’, chúng tôi ngang qua một cây cầu, tiến vào cổng đền xây hai bậc.
Phân vân chẳng biết nơi nào thầy từng ẩn dật, chúng tôi trèo lên quả đồi phía sau đền. Một am xinh xắn dựng trên vách đá tựa lưng vào cái hang nhỏ hiện ra. Trông nó hệt như hang Yuan-Miao, hay cửa Địa ngục trong tiếng Hán, hoặc nơi ẩn tu trên đỉnh đá của Fa-Yun.
Chim gõ kiến, điềm lành
Bạn không hại am
Trong lũng nhỏ mùa hè
Tôi viết vội mấy dòng trên, rồi để lại bài thơ trên cột lều.
Sesshoseki hay "Hòn đá tàn sát"
Khi quay về Kurobane, chúng tôi đến thăm Hòn đá tàn sát. (Theo truyền thuyết khi phu nhân Tamamo, người đàn bà được Hoàng đế Konoe - cầm quyền 1139-1155 sủng ái, bị phát hiện là Hồ tinh và bị hành quyết, linh hồn cáo tự nhập vào tảng đá này)
Bạn Joboji của tôi, người coi nhà cho lãnh chúa, cho chúng tôi mượn ngựa đi chơi. Người đàn ông dẫn ngựa xin tôi một bài thơ. Tôi nghĩ tới nghề chăn ngựa của anh ta, và soạn bài thơ:
Băng đồng hoang
Ơi người chăn ngựa
Ở đó tôi nghe chim cúc cu hót.
Hòn đá tàn sát nằm trong hốc núi, cạnh một dòng suối nóng. Hơi đọc của đá vẫn chưa hết, ong bướm nằm chết hàng đống lớn đến mức không ai có thể thấy màu cát phía dưới.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét