Vào mấy ngày đầu năm dương lịch 2009, sự kiện tô đậm trên báo giấy, báo mạng, blog, là chuyện: “Hoa tặc”. Danh từ “hoa tặc” được dùng để định nghĩa hành vi của số đông người đã đã công khai “mở hội” ngắt, hái, bưng, bê... làm tang hoang cả cái lễ hội đường hoa lần đầu tiên được tổ chức ở thủ đô Hà Nội.
Và việc dư luận trên các hệ thống truyền thông lên tiếng báo động với đủ thứ ngôn từ biểu cảm, từ lắc đầu ngao ngán đến phẫn nộ rơi nước mắt... đã cho thấy phần nào sự lành mạnh của dư luận, cũng như cho thấy toàn cảnh một vấn nạn tan hoang khác, đó là: tình trạng dần dần biến mất những chuẩn mực văn hoá ứng xử cộng đồng của xã hội hôm nay.
T là một người Sài Gòn, từng được tuyển vào bộ đội vào năm 1976. Ông từng là lứa thanh niên ở phía Nam đầu tiên ra Hà Nội học quân sự. Ông kể.
“Lúc đó, mua tem phiếu uống bia; muốn có bia thì phải đứng canh cái ly của ai đó đang uống để giành ly. Sau đó các cửa hàng bia thủ đô gọi là học tập tp Hồ Chí Minh thực hiện việc phục vụ tại bàn, nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại quay ra bán tem phiếu, và khách hàng phải tự phục vụ. Tôi hỏi lý do, thì các cô mậu dịch nói: ‘Phục vụ kiểu trong ấy cứ sơ ý là họ biến đi đằng nào không rõ, mất sạch tiền, chúng em phải đền.’ Nhân chuyện đường hoa Hà Nội vừa bị vơ vét, tôi kể lại ra việc này vì nhớ hoài những đôi mắt đỏ hoe của các cô mậu dịch, của các bà các chị cột bó rau con cá sau yên xe đạp mà bị kẻ cắp làm cho biến đi đằng nào chẳng rõ.”
Tất nhiên trong cái thời đời sống khó khăn thì chuyện gì cũng có thể tìm ra lý do thông cảm được . Nhưng trong chuyện đường hoa mừng năm mới 2009, và trước đó là chuyện triển lãm hoa anh đào Nhật, cái diện mạo và tâm tính ứng xử văn hoá cộng đồng tệ hại của không ít người mang danh là công dân xứ kinh kỳ đã làm nhiều người cảm thấy khó hiểu. Hoạ sĩ Trịnh Cung nói. “Hoa là thứ không thể ăn được, vậy thì tại sao...!” Một nhà thơ nói: “Khi mà tài sản vật chất công cộng được các quan chức đua nhau nhũng lạm ngon lành mà không bị xử lý triệt để, thì hệ quả đương nhiên sẽ sản sinh ra những hành vi của một số công dân công khai chiếm đoạt tài sản văn hoá tinh thần công cộng.”
Những bài học về tài sản tinh thần công cộng không phải là một thứ triết học hoang tưởng, và không phải là không được truyền đạt trong hệ thống giáo dục hiện nay. Nhưng vụ “hoa tặc” lần này và một số vụ việc cưỡng đoạt thô bạo tài sản vật chất và tinh thần khác đã khiến những ai có ý thức phải trăn trở. Và có khi, không thể ngăn được, họ kết luận rằng: Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh. Vụ án đại lộ Đông Tây, vụ buôn lậu sừng tê giác, vụ phi công dính vào đường dây ăn cắp và tiêu thụ hàng ăn cắp ở Nhật, vụ một đội phó Cảnh Sát Giao Thông hối lộ cả tỷ đồng... Và tất nhiên người ta sẽ không lạ khi ngay sau vụ “hoa tặc” lại tiếp tục xảy ra vụ “cây tặc”.
Ngày 7/1 báo Thanh Niên đưa tin: Bà Tổng giám đốc Phạm Thị Thanh của công ty vận Tải Thuận Thảo, một đại gia nổi tiếng ở Phú Yên, đã công khai cho nhân viên bứng hàng loạt cây xanh công cộng của thành phố Tuy Hoà, đem vào resort của bà trồng làm kiểng. Khi bị bắt quả tang, bà Thanh hùng hồn tuyên bố là được phép của chính quyền thành phố cho bứng cây cổ thụ về làm của riêng. Và để “khắc phục hậu quả” ăn cướp cây xanh, bà “cây tặc” này hứa sẽ xuất tiền túi (như một cách làm từ thiện) cho trồng cây con thay vào!!!
Bất cứ một công dân nào ở Việt Nam cũng có thể thống kê những “tấm gương” ngang nhiên chà đạp luật pháp và các chuẩn mực giá trị công đồng xã hội. Và phản ứng của những người chiếm đoạt hội hoa ở Hà Nội hay những vụ khác tương tự như thế sẽ chỉ là những phản ứng ban đầu, và không ai biết chắc sẽ còn tiếp tục việc gì nữa, và đi xa tới đâu.
Bởi vì với mỗi con người, ranh giới giữa hành vi tiêu cực và tích cực rất mỏng manh, và họ phải thường trực sống trong một xã hội nơi tất cả những người có ý thức thượng tôn pháp luật và những chuẩn mực văn minh thật sự đang bị dồn ép về một phía quá mỏng manh. Những nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, những công dân tìm công lý cho mảnh đất kiếm cơm, những thanh niên biểu tình vì Hoàng sa - Trường sa... tất cả họ đều quá mỏng manh. Hay nói cách khác, chính lòng yêu nước và khát vọng mong cầu một chất lượng sống văn minh đã khiến họ trở nên mỏng manh như thế.
T là một người Sài Gòn, từng được tuyển vào bộ đội vào năm 1976. Ông từng là lứa thanh niên ở phía Nam đầu tiên ra Hà Nội học quân sự. Ông kể.
“Lúc đó, mua tem phiếu uống bia; muốn có bia thì phải đứng canh cái ly của ai đó đang uống để giành ly. Sau đó các cửa hàng bia thủ đô gọi là học tập tp Hồ Chí Minh thực hiện việc phục vụ tại bàn, nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại quay ra bán tem phiếu, và khách hàng phải tự phục vụ. Tôi hỏi lý do, thì các cô mậu dịch nói: ‘Phục vụ kiểu trong ấy cứ sơ ý là họ biến đi đằng nào không rõ, mất sạch tiền, chúng em phải đền.’ Nhân chuyện đường hoa Hà Nội vừa bị vơ vét, tôi kể lại ra việc này vì nhớ hoài những đôi mắt đỏ hoe của các cô mậu dịch, của các bà các chị cột bó rau con cá sau yên xe đạp mà bị kẻ cắp làm cho biến đi đằng nào chẳng rõ.”
Tất nhiên trong cái thời đời sống khó khăn thì chuyện gì cũng có thể tìm ra lý do thông cảm được . Nhưng trong chuyện đường hoa mừng năm mới 2009, và trước đó là chuyện triển lãm hoa anh đào Nhật, cái diện mạo và tâm tính ứng xử văn hoá cộng đồng tệ hại của không ít người mang danh là công dân xứ kinh kỳ đã làm nhiều người cảm thấy khó hiểu. Hoạ sĩ Trịnh Cung nói. “Hoa là thứ không thể ăn được, vậy thì tại sao...!” Một nhà thơ nói: “Khi mà tài sản vật chất công cộng được các quan chức đua nhau nhũng lạm ngon lành mà không bị xử lý triệt để, thì hệ quả đương nhiên sẽ sản sinh ra những hành vi của một số công dân công khai chiếm đoạt tài sản văn hoá tinh thần công cộng.”
Những bài học về tài sản tinh thần công cộng không phải là một thứ triết học hoang tưởng, và không phải là không được truyền đạt trong hệ thống giáo dục hiện nay. Nhưng vụ “hoa tặc” lần này và một số vụ việc cưỡng đoạt thô bạo tài sản vật chất và tinh thần khác đã khiến những ai có ý thức phải trăn trở. Và có khi, không thể ngăn được, họ kết luận rằng: Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh. Vụ án đại lộ Đông Tây, vụ buôn lậu sừng tê giác, vụ phi công dính vào đường dây ăn cắp và tiêu thụ hàng ăn cắp ở Nhật, vụ một đội phó Cảnh Sát Giao Thông hối lộ cả tỷ đồng... Và tất nhiên người ta sẽ không lạ khi ngay sau vụ “hoa tặc” lại tiếp tục xảy ra vụ “cây tặc”.
Ngày 7/1 báo Thanh Niên đưa tin: Bà Tổng giám đốc Phạm Thị Thanh của công ty vận Tải Thuận Thảo, một đại gia nổi tiếng ở Phú Yên, đã công khai cho nhân viên bứng hàng loạt cây xanh công cộng của thành phố Tuy Hoà, đem vào resort của bà trồng làm kiểng. Khi bị bắt quả tang, bà Thanh hùng hồn tuyên bố là được phép của chính quyền thành phố cho bứng cây cổ thụ về làm của riêng. Và để “khắc phục hậu quả” ăn cướp cây xanh, bà “cây tặc” này hứa sẽ xuất tiền túi (như một cách làm từ thiện) cho trồng cây con thay vào!!!
Bất cứ một công dân nào ở Việt Nam cũng có thể thống kê những “tấm gương” ngang nhiên chà đạp luật pháp và các chuẩn mực giá trị công đồng xã hội. Và phản ứng của những người chiếm đoạt hội hoa ở Hà Nội hay những vụ khác tương tự như thế sẽ chỉ là những phản ứng ban đầu, và không ai biết chắc sẽ còn tiếp tục việc gì nữa, và đi xa tới đâu.
Bởi vì với mỗi con người, ranh giới giữa hành vi tiêu cực và tích cực rất mỏng manh, và họ phải thường trực sống trong một xã hội nơi tất cả những người có ý thức thượng tôn pháp luật và những chuẩn mực văn minh thật sự đang bị dồn ép về một phía quá mỏng manh. Những nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, những công dân tìm công lý cho mảnh đất kiếm cơm, những thanh niên biểu tình vì Hoàng sa - Trường sa... tất cả họ đều quá mỏng manh. Hay nói cách khác, chính lòng yêu nước và khát vọng mong cầu một chất lượng sống văn minh đã khiến họ trở nên mỏng manh như thế.
Trần Tiến Dũng
ảnh: img.photobucket.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét