Lời cho Má
NGUYỄN NGỌC TƯ
Bây giờ không biết đã mấy mùa tôm rồi tôi trở thành một đứa - con - hàng - xóm. Bao lâu rồi con không còn lẽo đẽo theo gót má để chia chút dãi dầu, hả má ơi? Bao lâu rồi má không còn dịp để dạy con hiểu được ý nghĩa của giọt mồ hôi rơi xuống…
NGUYỄN NGỌC TƯ
Bây giờ không biết đã mấy mùa tôm rồi tôi trở thành một đứa - con - hàng - xóm. Bao lâu rồi con không còn lẽo đẽo theo gót má để chia chút dãi dầu, hả má ơi? Bao lâu rồi má không còn dịp để dạy con hiểu được ý nghĩa của giọt mồ hôi rơi xuống…
Má tôi là nông dân, suốt quãng thời gian cầm bút, mỗi khi tôi viết về người nông dân tôi lại nghĩ tới má. Trong tôi hiện lên đôi bàn chân ngắn, bè ra vững chãi, những cái móng chân khắng phèn, dày, đầy xơ. Một khuôn mặt sạm đen nữa đêm thao thức, nghe gió về lo lúa đang trổ ngoài đồng bị lem lép hạt. Một mái tóc bạc trắng, những sợi tóc sâu loăn quăn mọc trên đỉnh đầu, đám con cháu hăm he nhổ hoài mà chưa có ngày nào má thảnh thơi. Một dáng người chắc đậm tong tả đội rau đi chợ trong sương sớm. Một đôi tay cục mịch với những đốt xương thô mà sàng gạo như múa trong trưa vắng. Một bóng người sương khói ngồi tan nồi đất, cái mùi cám khét ngọt, nghe nỗi nhớ quê dậy động trong lòng.
Không có gì khác đâu, cũng như mọi bà má quê khác, má tôi cũng hiền lành, tháo vát, giỏi giang... má tôi cũng có những đứa con không bao giờ nhớ tuổi má, không bao giờ nhớ thời thanh xuân của má. Nhưng má không buồn, chỉ buồn khi tôi về, ngồi than bên bậc cửa, làm cái nghề viết văn cô độc, cực khổ quá má ơi, má tôi lặng lẽ buồn hiu. Buồn vì không hiểu văn chương, không thể dìu dắt, nâng đỡ tôi trên con đường nhọc nhằn đó, nhưng má không hay rằng má giúp tôi nhiều lắm.
Bảy tuổi, má dạy tôi trồng rau, tưới rẫy. Tôi lon ton đi chặt cây, kiếm sậy về cho má làm giàn cho dưa leo, mướp, đậu rồng. Những buổi chiều còn nắng, má xới đất, lên giồng, tôi lấy dao phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba đi làm về gieo hạt cải. Ba má quẩy tưới thùng to, tôi nơ thùng nhỏ, nước sánh ra ướt đầm đìa. Tôi biết chổng mông ngồi rửa rau cần, ngò gai ở cầu ao cho má bó từng lọn nhỏ, tay tôi mới bợt bạt một chút má đã xót xa, kẽ tay má đầy những mảng nước ăn, đau nhức tới từng đốt xương sao má không than hả má. Nửa khuya ra chợ, tôi xách cái giỏ nhỏ chỉ đựng ghế ngồi với mấy cái bao trãi để bày hàng, má đội thúng ngò, má cứ hỏi có lạnh lắm hôn con, gió bấc thì cứ hiu hắt cắt da, nước từ cái thúng đội đầu cứ nhỏ long tong xuống đôi vai má. Khi đó tôi không hề biết hỏi, má ơi má có lạnh không, mà, chỉ câu nói của tôi, má ấm lòng biết chừng nào.
Năm tôi mười tuổi, cả xóm rủ nhau làm nấm mèo. Má cũng cố làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập.. Sau mỗi buổi học, mấy anh em tôi với má bơi xuồng đi hàng năm ba cây số mua so đũa. Anh tôi đốn, róc cành xong, hai má con tôi vác xuống xuồng, sợ phía tôi nặng, má gánh tới nữa thân cây, tôi chỉ te tái vịn hờ một đầu còn lại mà tưởng mình mạnh giỏi, cái cây bự chảng vầy sao mà vác nhẹ hẩng nhẹ hơ. Đường về nhà phải qua con đập, thường là quăng cây lên để kéo xuồng qua, những lúc mưa nhiều, đập xã, nước từ trong kinh tràn ra như thác, nước cứ lăm lăm nhấn chìm chiếc xuồng khẳm lừ tìm cách đi ngược vào. Má chống chỏi đằng lái, tôi nhảy ào xuống nước nắm mũi xuống kéo đi, qua đập, ướt như con chuột, má khen tôi giỏi mà sao nước mắt má rươm rướm vậy.
Làm nấm mèo cực nhất là lúc vô mùa, phải cưa cây thành khúc, đóng lổ, vô meo… cũng không lâu nhưng đủ để vai má tôi cấn hằn những cái rảnh sâu sần như vỏ cây so đũa, đủ để mấy đầu ngón tay ám mủ và bàn tay cầm búa chai rộp lên…
Coi lại, hồi nào tới giờ, nhà tôi làm nghề gì cũng cực thấu trời thấu đất, làm gì cũng nặng nhọc, cũng có thể đong mồ hôi bằng khạp, bằng lu. Mà, dù có làm gì thì má tôi cũng là người gánh chịu nhọc nhằn hơn hết thảy, ba tôi chỉ hụ hợ chút việc mỗi khi tan sở, má không buồn, má nói, ổng đi làm cách mạng mà. Tôi mười bảy tuổi, thôi học, theo má bán gạo, cám. Ngày nào má cũng bơi một hai xuồng gạo từ máy chà chở len lỏi theo dòng kinh dày những cây cầu khỉ để mang gạo bán tận nhà người ta. Tôi ngồi đằng mũi, qua cầu cao thì lấy trớn đẩy cho xuồng đi nhanh, cầu thấp lè tè không quá mũi xuồng, không đi được tôi giở cầu cho má bơi. Tôi học từ má, rằng gạo Một Bụi dài, thon, óng ả, gạo Tiên Lùn hạt ngắn, đục như nếp, bầu bĩnh, gạo Nàng Gáo tròn vo, cụt lủn, no căng… Gạo càng trong càng cứng, khô cơm, gạo đục, có ngòi là cơm mềm cơm dẻo… Lăn lóc với bụi cám, tôi nghiện luôn cái mùi thơm nồng nàn đó. Má nói rằng, mùi gạo đầu mùa khác mùi gạo cuối mùa, mùi gạo trắng khác với mùi gạo lức, và cho tới bây giờ, mỗi khi bưng chén cơm, tôi lại nhớ cái vị béo ngầy ngậy, ngọt ngào tinh khiết của gạo sống.
Bán gạo cũng có cái cực trần ai khoai củ của nghề bán gạo nhưng má tôi gắn bó với nghề rất lâu, chắc vì nó gần gủi với hạt lúa, cánh đồng, nơi cả đời nông dân má tôi dầm dãi. Tôi còn nhớ như in những mùa hạn, nước dưới kinh rút, chiếc xuồng không còn không thể chống trên lòng lạch cạn teo, má nghĩ ra cách tải gạo, cám bằng xe đạp (Ôi ! cái thuở sao nghèo quá là nghèo). Bao gạo để dài theo sườn xe, má ngồi yên sau chồm hai tay cầm lái, xoạt chân ra phía trước để đạp. Má con tôi suốt ngày dưới nắng cồng cồng đạp xe trên con đường lởm chởm đá. Sau này, tôi còn có thể một tay vịn bao gạo đặt ở yên sau, chân đạp cuống cuồng, tay kia cố kềm giữ tay lái đang lắc lia lắc lịa, cái bánh xe trước lúc nào cũng muốn chỏng lên trời. Ai khen tôi giỏi lòng má tôi cũng đau, vì đã để tôi dang dỡ con đường học tập. Lúc đó tôi chưa biết nói, "chừng nào nhà mình khá giả rồi con đi học lại, má lo gì", chỉ một câu thôi sẽ an ủi lòng má biết bao nhiêu.
Những câu đáng nói thì vì vô tâm, khờ dại nên không nói, những câu không đáng nói thì cũng vì vô tâm, dại khờ nên đã nói rồi, không lấy lại được. Vẫn còn những ngày dài phía trước, mai tôi sẽ về thưa với má, dù tôi nói câu này dù hơi trễ tràng nhưng có còn hơn không, rằng chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng.
Bây giờ không biết là đã mấy mùa tôm rồi má với ba tôi xa nhà cất cái chòi giữa đồng vắng xoay xở, vật lộn với con tôm trên những cái đầm chang chang nắng. Cũng từng ấy thời gian, ngày hai buổi sáng, chiều tôi quanh quẩn bên bàn giấy, sớm uống cà phê tối ngồi quán nhậu. Những con chữ bỏ đi xa, những câu văn trốn bặt. Mai mốt đây viết tặng má còn không xứng thì viết cho ai nữa bây giờ.
Không có gì khác đâu, cũng như mọi bà má quê khác, má tôi cũng hiền lành, tháo vát, giỏi giang... má tôi cũng có những đứa con không bao giờ nhớ tuổi má, không bao giờ nhớ thời thanh xuân của má. Nhưng má không buồn, chỉ buồn khi tôi về, ngồi than bên bậc cửa, làm cái nghề viết văn cô độc, cực khổ quá má ơi, má tôi lặng lẽ buồn hiu. Buồn vì không hiểu văn chương, không thể dìu dắt, nâng đỡ tôi trên con đường nhọc nhằn đó, nhưng má không hay rằng má giúp tôi nhiều lắm.
Bảy tuổi, má dạy tôi trồng rau, tưới rẫy. Tôi lon ton đi chặt cây, kiếm sậy về cho má làm giàn cho dưa leo, mướp, đậu rồng. Những buổi chiều còn nắng, má xới đất, lên giồng, tôi lấy dao phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba đi làm về gieo hạt cải. Ba má quẩy tưới thùng to, tôi nơ thùng nhỏ, nước sánh ra ướt đầm đìa. Tôi biết chổng mông ngồi rửa rau cần, ngò gai ở cầu ao cho má bó từng lọn nhỏ, tay tôi mới bợt bạt một chút má đã xót xa, kẽ tay má đầy những mảng nước ăn, đau nhức tới từng đốt xương sao má không than hả má. Nửa khuya ra chợ, tôi xách cái giỏ nhỏ chỉ đựng ghế ngồi với mấy cái bao trãi để bày hàng, má đội thúng ngò, má cứ hỏi có lạnh lắm hôn con, gió bấc thì cứ hiu hắt cắt da, nước từ cái thúng đội đầu cứ nhỏ long tong xuống đôi vai má. Khi đó tôi không hề biết hỏi, má ơi má có lạnh không, mà, chỉ câu nói của tôi, má ấm lòng biết chừng nào.
Năm tôi mười tuổi, cả xóm rủ nhau làm nấm mèo. Má cũng cố làm thêm lúc nông nhàn để tăng thu nhập.. Sau mỗi buổi học, mấy anh em tôi với má bơi xuồng đi hàng năm ba cây số mua so đũa. Anh tôi đốn, róc cành xong, hai má con tôi vác xuống xuồng, sợ phía tôi nặng, má gánh tới nữa thân cây, tôi chỉ te tái vịn hờ một đầu còn lại mà tưởng mình mạnh giỏi, cái cây bự chảng vầy sao mà vác nhẹ hẩng nhẹ hơ. Đường về nhà phải qua con đập, thường là quăng cây lên để kéo xuồng qua, những lúc mưa nhiều, đập xã, nước từ trong kinh tràn ra như thác, nước cứ lăm lăm nhấn chìm chiếc xuồng khẳm lừ tìm cách đi ngược vào. Má chống chỏi đằng lái, tôi nhảy ào xuống nước nắm mũi xuống kéo đi, qua đập, ướt như con chuột, má khen tôi giỏi mà sao nước mắt má rươm rướm vậy.
Làm nấm mèo cực nhất là lúc vô mùa, phải cưa cây thành khúc, đóng lổ, vô meo… cũng không lâu nhưng đủ để vai má tôi cấn hằn những cái rảnh sâu sần như vỏ cây so đũa, đủ để mấy đầu ngón tay ám mủ và bàn tay cầm búa chai rộp lên…
Coi lại, hồi nào tới giờ, nhà tôi làm nghề gì cũng cực thấu trời thấu đất, làm gì cũng nặng nhọc, cũng có thể đong mồ hôi bằng khạp, bằng lu. Mà, dù có làm gì thì má tôi cũng là người gánh chịu nhọc nhằn hơn hết thảy, ba tôi chỉ hụ hợ chút việc mỗi khi tan sở, má không buồn, má nói, ổng đi làm cách mạng mà. Tôi mười bảy tuổi, thôi học, theo má bán gạo, cám. Ngày nào má cũng bơi một hai xuồng gạo từ máy chà chở len lỏi theo dòng kinh dày những cây cầu khỉ để mang gạo bán tận nhà người ta. Tôi ngồi đằng mũi, qua cầu cao thì lấy trớn đẩy cho xuồng đi nhanh, cầu thấp lè tè không quá mũi xuồng, không đi được tôi giở cầu cho má bơi. Tôi học từ má, rằng gạo Một Bụi dài, thon, óng ả, gạo Tiên Lùn hạt ngắn, đục như nếp, bầu bĩnh, gạo Nàng Gáo tròn vo, cụt lủn, no căng… Gạo càng trong càng cứng, khô cơm, gạo đục, có ngòi là cơm mềm cơm dẻo… Lăn lóc với bụi cám, tôi nghiện luôn cái mùi thơm nồng nàn đó. Má nói rằng, mùi gạo đầu mùa khác mùi gạo cuối mùa, mùi gạo trắng khác với mùi gạo lức, và cho tới bây giờ, mỗi khi bưng chén cơm, tôi lại nhớ cái vị béo ngầy ngậy, ngọt ngào tinh khiết của gạo sống.
Bán gạo cũng có cái cực trần ai khoai củ của nghề bán gạo nhưng má tôi gắn bó với nghề rất lâu, chắc vì nó gần gủi với hạt lúa, cánh đồng, nơi cả đời nông dân má tôi dầm dãi. Tôi còn nhớ như in những mùa hạn, nước dưới kinh rút, chiếc xuồng không còn không thể chống trên lòng lạch cạn teo, má nghĩ ra cách tải gạo, cám bằng xe đạp (Ôi ! cái thuở sao nghèo quá là nghèo). Bao gạo để dài theo sườn xe, má ngồi yên sau chồm hai tay cầm lái, xoạt chân ra phía trước để đạp. Má con tôi suốt ngày dưới nắng cồng cồng đạp xe trên con đường lởm chởm đá. Sau này, tôi còn có thể một tay vịn bao gạo đặt ở yên sau, chân đạp cuống cuồng, tay kia cố kềm giữ tay lái đang lắc lia lắc lịa, cái bánh xe trước lúc nào cũng muốn chỏng lên trời. Ai khen tôi giỏi lòng má tôi cũng đau, vì đã để tôi dang dỡ con đường học tập. Lúc đó tôi chưa biết nói, "chừng nào nhà mình khá giả rồi con đi học lại, má lo gì", chỉ một câu thôi sẽ an ủi lòng má biết bao nhiêu.
Những câu đáng nói thì vì vô tâm, khờ dại nên không nói, những câu không đáng nói thì cũng vì vô tâm, dại khờ nên đã nói rồi, không lấy lại được. Vẫn còn những ngày dài phía trước, mai tôi sẽ về thưa với má, dù tôi nói câu này dù hơi trễ tràng nhưng có còn hơn không, rằng chưa có bao giờ má dạy tôi viết văn, nhưng những gì tôi viết ra đều mang hơi thở cuộc sống mà má trao tặng.
Bây giờ không biết là đã mấy mùa tôm rồi má với ba tôi xa nhà cất cái chòi giữa đồng vắng xoay xở, vật lộn với con tôm trên những cái đầm chang chang nắng. Cũng từng ấy thời gian, ngày hai buổi sáng, chiều tôi quanh quẩn bên bàn giấy, sớm uống cà phê tối ngồi quán nhậu. Những con chữ bỏ đi xa, những câu văn trốn bặt. Mai mốt đây viết tặng má còn không xứng thì viết cho ai nữa bây giờ.
Nguồn: Văn Nghệ Sông Cửu Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét