CẢNH SÁT
trong mắt người dân
Vụ hai mô tô cảnh sát giao thông (CSGT) đuổi theo và đạp đổ xe gắn máy của hai học sinh, làm hai em bị thương, đang được tường trình theo một hướng khác. Tiếp theo vụ Thiếu uý Phương “gây náo loạn” ở sân bay Đà Nẵng, đây thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm. Việc có dăm bảy cán bộ, trong số hàng trăm nghìn cảnh sát, có hành vi xấu là điều khó tránh. Vấn đề là thái độ xử lý của Ngành ra sao, đối với những hành vi rất đáng bị lên án này.
Đào Xuân Anh, học sinh trực tiếp chạy xe honda, thừa nhận trên báo Người Lao Động số ra ngày 24-08 rằng, tối 21-8-2007, em đã vượt đèn đỏ, bỏ chạy và bị 4 CSGT chạy hai xe mô tô đuổi theo. Đến ngã ba Lê Duẩn, Lê Văn Hưu, lại gặp đèn đỏ, 2 chiếc mô tô CSGT đuổi kịp, một cảnh sát đạp vào xe làm hai em té xuống đường. Bé gái Lê Thị Minh Nguyên bị xe đè lên. Xuân Anh định dựng xe, đỡ bạn, thì “bị một cảnh sát túm áo lôi đi và một cảnh sát khác đánh vào gáy”. Vì em Nguyên bị bỏng bô và bị thương, nhiều người đi đường đã yêu cầu các CSGT này đưa các em đi bệnh viện, nhưng họ đã “dửng dưng bỏ đi”.
Tường trình của 4 CSGT này, nói rằng, hai học sinh Minh và Anh khi bị đuổi đã “chạy với tốc độ nhanh, không làm chủ được tay lái nên tự té”. Chiều 24-8, Lãnh đạo Phòng CSGT, trả lời phóng viên báo Pháp Luật TP HCM, cũng phủ nhận chi tiết CSGT bỏ mặc nạn nhân. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 25-8, khẳng định rằng, họ có 7 nhân chứng quả quyết, sự việc diễn ra đúng như lời kể của hai em Minh và Anh chứ không phải như tường trình của cảnh sát. Chính vì những CSGT ấy hành xử như vậy, các nhân chứng mới phải ghi lại biển số xe. Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng CSGT, nói với phóng viên Pháp luật là ông yêu cầu, kể cả nạn nhân, tường trình bằng giấy, để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, ngay sau đó ông Thịnh đã nói trước rằng: “Với cương vị lãnh đạo, tôi tin anh em chiến sỹ làm đúng”.
Tuyên bố của Thượng tá Phạm Văn Thịnh nhắc chúng ta nhớ lại cách cơ quan của ông đã xử lý 4 CSGT ăn cắp hồi tháng 6-2007. Hôm đó, 4 cán bộ của phòng CSGT, khi vào một tiệm massage, nhìn thấy chìa khoá của một khách massage khác đánh rơi. Thay vì trả lại, họ đã mở tủ của người khách này, lấy bóp tiền có 4,1 triệu đồng chia nhau rồi xuống nhà xe, dùng vé gửi xe và chìa khoá của nạn nhân này, lấy đi của ông chiếc xe Honda@. Hành vi ấy, ngay sau đó đã bị phát hiện, 4 CSGT ăn cắp bị bắt.
Vụ việc có thể đã được coi là rất cá biệt nếu sau đó, “phép nước” sẽ được thi hành. Nhưng, lãnh đạo Phòng CSGT đã đến tận nơi “bảo lãnh” cho họ về, rồi cấp trên của 4 CSGT này, cũng trực tiếp, đề nghị nạn nhân “bỏ qua”, để vụ việc có thể xử lý nội bộ. Theo Bộ Luật Hình sự, trộm cắp, cứ 500 nghìn đồng trở lên là đã có thể phải lãnh án. Dân thường ăn cắp chiếc xe đạp cũng bị bắt. Thế nhưng, 4 cảnh sát ăn cắp 4,1 triệu và một chiếc Honda@ lại không bị khởi tố hình sự. Cho đến khi, kết quả một cuộc điều tra khác cho thấy, 2 trong số 4 CSGT này, hồi tháng 1-2007 đã từng ăn cắp một chiếc xe attilas của đồng đội cùng phòng, 2 người này mới bị khởi tố.
Vụ việc của hai học sinh Đào Xuân Anh và Lê Thị Minh Nguyên đang được giải thích theo hướng “tự té” chứ không phải là bị cảnh sát đạp ngã. Cho dù kết luận thế nào, thì việc dùng tới 4 CSGT chạy trên 2 xe mô tô, rượt đuổi hai học sinh vượt đèn đỏ (chứ không phải trộm cướp) tới mức để tai nạn xảy ra, cũng là sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Hành động coi thường tính mạng của người dân như thế, theo chúng tôi, là rất đáng lo ngại. Rất tiếc, hiện tượng ấy không phải cá biệt.
Một ngày sau khi 2 học sinh bị xô ngã ở TP HCM, tại Hà Nội, nữ sinh lớp 12 Lê Thị Hải Yến, đã bị cảnh sát dùng dùi cui đánh vào gáy, khiến Yến bị ngất phải đưa đi cấp cứu. Yến bị đánh vì vi phạm Luật Giao thông. Một vụ vi phạm Luật Giao thông khác cũng rất đáng được nhắc lại. Ngày 12-6-2007, tại ngã Tư Láng Hạ, Hà Nội, khi có một chiếc taxi vượt đèn đỏ. Một CSGT đã lao ra chặn trước mũi xe; chiếc taxi không dừng lại; vậy là, người cảnh sát đã bất chấp nguy hiểm, đu lên đầu xe… Hành động của anh CSGT này rõ ràng là dũng cảm. Nhưng, vượt đèn đỏ có phải là một loại tội phạm đòi hỏi cảnh sát phải hy sinh? Không chỉ hy sinh thân mình, hành động đó rất dễ khiến cho chiếc taxi hung dữ hơn, đe doạ đến tính mạng của nhiều người dân khác.
Vụ mô tô cảnh sát rượt đuổi một chiếc xe máy “phạm luật chở 3” trên đường Lê Hồng Phong, Đà Nẵng chiều 16-7 cũng là một bài học. Chiếc xe chở ba thanh niên hôm đó đã bị xe cảnh sát dồn cho tới mức hoảng loạn, đâm vào trụ sắt của một cổng chào trên đường. Cả ba thanh niên đều bị thương, máu me bê bết, trong đó một người bị bất tỉnh. Nghiêm trọng hơn, tại Gia Lai, sáng 28-7, khi rượt đuổi một chiếc xe khách có chở thuốc lá lậu, cảnh sát đã xịt hơi cay vào buồng lái, khiến cho chiếc xe suýt lao xuống cầu, trong khi, trên xe đang có tới 40 hành khách.
Hành vi chở thuốc lá lậu của tài xế chiếc xe khách nói trên là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng giống như chiếc xe taxi vượt đèn đỏ ở Hà Nội. CSGT hoàn toàn có thể ghi lại số xe, thông báo cho đồng đội bắt giữ ở trạm kế tiếp. Việc rượt đuổi, ngay cả rượt đuổi những tên cướp trên đường phố, giữa nơi đông người, cũng phải cân nhắc. Vì điều đó, không những làm cho những kẻ phạm tội phản ứng nguy hiểm hơn, mà còn khiến cho dân chúng hoảng loạn, có thể gây ra những tai nạn không cần thiết.
Cho đến nay, chưa thấy bất cứ một tuyên bố có thẩm quyền nào về những hành động lạm dụng vũ lực này. Cảnh sát, cho dù ở đâu, thì nhiệm vụ tối cao vẫn là bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Tuỳ theo tình huống mà cảnh sát có thể sử dụng vũ lực để trấn áp tội phạm. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp kẻ phạm tội chống lại người thi hành công vụ thì vũ lực cũng chỉ được phép sử dụng ở mức độ thật sự cần thiết.
Chuyện “dân bắt cướp” cũng có những điều đáng băn khoăn. Có lẽ không ở đâu, người dân lại sẵn sàng đương đầu với tội phạm bất kể an nguy đến tính mạng của mình như ở Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện những người dân vì bắt cướp mà hy sinh, mà bị thương tật cả đời, khiến cho chúng ta suy nghĩ. Cho dù tinh thần của họ là rất đáng ca ngợi. Nhưng, không ai trong số họ được trang bị vũ khí và kỹ năng để chống lại những tên tội phạm nguy hiểm. Sinh mệnh của dân quan trọng hơn cả, chính vì thế, người dân ở các quốc gia khác thường được khuyến cáo, khi bị cướp khống chế, tốt nhất là nên làm theo yêu cầu của chúng để giữ lấy tính mạng cho mình. “Còn người, còn của”.
Mặt khác, bắt cướp, bắt trộm là một hành động thuộc phạm vi quyền lực công. An ninh cũng không thể đảm bảo nếu như trật tự công cộng không được duy trì bởi những cơ quan được trao quyền một cách hợp pháp. Vụ án Khánh Trắng ở Hà Nội là một bài học. Nói như thế không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của dân chúng. Trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, người dân TP HCM đã cung cấp cho cảnh sát tới 225.700 nguồn tin. Những nguồn tin đó đã giúp cảnh sát phá được rất nhiều vụ án. Phong trào đó rất cần được đẩy mạnh và đẩy mạnh ở những đóng góp thiết thực như vậy.
Có lẽ không cần phải nói gì thêm về vụ hai học sinh vượt đèn đỏ trên đường Lê Duẩn. Phòng CSGT sẽ phải lựa chọn: cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ một vài cán bộ; hay, điểm lại những bài học cũ, nhìn đúng bản chất sự việc, để bảo vệ cái lớn hơn, hình ảnh người chiến sỹ công an trong mắt của mọi người.
Tường trình của 4 CSGT này, nói rằng, hai học sinh Minh và Anh khi bị đuổi đã “chạy với tốc độ nhanh, không làm chủ được tay lái nên tự té”. Chiều 24-8, Lãnh đạo Phòng CSGT, trả lời phóng viên báo Pháp Luật TP HCM, cũng phủ nhận chi tiết CSGT bỏ mặc nạn nhân. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 25-8, khẳng định rằng, họ có 7 nhân chứng quả quyết, sự việc diễn ra đúng như lời kể của hai em Minh và Anh chứ không phải như tường trình của cảnh sát. Chính vì những CSGT ấy hành xử như vậy, các nhân chứng mới phải ghi lại biển số xe. Thượng tá Phạm Văn Thịnh, Trưởng phòng CSGT, nói với phóng viên Pháp luật là ông yêu cầu, kể cả nạn nhân, tường trình bằng giấy, để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, ngay sau đó ông Thịnh đã nói trước rằng: “Với cương vị lãnh đạo, tôi tin anh em chiến sỹ làm đúng”.
Tuyên bố của Thượng tá Phạm Văn Thịnh nhắc chúng ta nhớ lại cách cơ quan của ông đã xử lý 4 CSGT ăn cắp hồi tháng 6-2007. Hôm đó, 4 cán bộ của phòng CSGT, khi vào một tiệm massage, nhìn thấy chìa khoá của một khách massage khác đánh rơi. Thay vì trả lại, họ đã mở tủ của người khách này, lấy bóp tiền có 4,1 triệu đồng chia nhau rồi xuống nhà xe, dùng vé gửi xe và chìa khoá của nạn nhân này, lấy đi của ông chiếc xe Honda@. Hành vi ấy, ngay sau đó đã bị phát hiện, 4 CSGT ăn cắp bị bắt.
Vụ việc có thể đã được coi là rất cá biệt nếu sau đó, “phép nước” sẽ được thi hành. Nhưng, lãnh đạo Phòng CSGT đã đến tận nơi “bảo lãnh” cho họ về, rồi cấp trên của 4 CSGT này, cũng trực tiếp, đề nghị nạn nhân “bỏ qua”, để vụ việc có thể xử lý nội bộ. Theo Bộ Luật Hình sự, trộm cắp, cứ 500 nghìn đồng trở lên là đã có thể phải lãnh án. Dân thường ăn cắp chiếc xe đạp cũng bị bắt. Thế nhưng, 4 cảnh sát ăn cắp 4,1 triệu và một chiếc Honda@ lại không bị khởi tố hình sự. Cho đến khi, kết quả một cuộc điều tra khác cho thấy, 2 trong số 4 CSGT này, hồi tháng 1-2007 đã từng ăn cắp một chiếc xe attilas của đồng đội cùng phòng, 2 người này mới bị khởi tố.
Vụ việc của hai học sinh Đào Xuân Anh và Lê Thị Minh Nguyên đang được giải thích theo hướng “tự té” chứ không phải là bị cảnh sát đạp ngã. Cho dù kết luận thế nào, thì việc dùng tới 4 CSGT chạy trên 2 xe mô tô, rượt đuổi hai học sinh vượt đèn đỏ (chứ không phải trộm cướp) tới mức để tai nạn xảy ra, cũng là sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Hành động coi thường tính mạng của người dân như thế, theo chúng tôi, là rất đáng lo ngại. Rất tiếc, hiện tượng ấy không phải cá biệt.
Một ngày sau khi 2 học sinh bị xô ngã ở TP HCM, tại Hà Nội, nữ sinh lớp 12 Lê Thị Hải Yến, đã bị cảnh sát dùng dùi cui đánh vào gáy, khiến Yến bị ngất phải đưa đi cấp cứu. Yến bị đánh vì vi phạm Luật Giao thông. Một vụ vi phạm Luật Giao thông khác cũng rất đáng được nhắc lại. Ngày 12-6-2007, tại ngã Tư Láng Hạ, Hà Nội, khi có một chiếc taxi vượt đèn đỏ. Một CSGT đã lao ra chặn trước mũi xe; chiếc taxi không dừng lại; vậy là, người cảnh sát đã bất chấp nguy hiểm, đu lên đầu xe… Hành động của anh CSGT này rõ ràng là dũng cảm. Nhưng, vượt đèn đỏ có phải là một loại tội phạm đòi hỏi cảnh sát phải hy sinh? Không chỉ hy sinh thân mình, hành động đó rất dễ khiến cho chiếc taxi hung dữ hơn, đe doạ đến tính mạng của nhiều người dân khác.
Vụ mô tô cảnh sát rượt đuổi một chiếc xe máy “phạm luật chở 3” trên đường Lê Hồng Phong, Đà Nẵng chiều 16-7 cũng là một bài học. Chiếc xe chở ba thanh niên hôm đó đã bị xe cảnh sát dồn cho tới mức hoảng loạn, đâm vào trụ sắt của một cổng chào trên đường. Cả ba thanh niên đều bị thương, máu me bê bết, trong đó một người bị bất tỉnh. Nghiêm trọng hơn, tại Gia Lai, sáng 28-7, khi rượt đuổi một chiếc xe khách có chở thuốc lá lậu, cảnh sát đã xịt hơi cay vào buồng lái, khiến cho chiếc xe suýt lao xuống cầu, trong khi, trên xe đang có tới 40 hành khách.
Hành vi chở thuốc lá lậu của tài xế chiếc xe khách nói trên là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng giống như chiếc xe taxi vượt đèn đỏ ở Hà Nội. CSGT hoàn toàn có thể ghi lại số xe, thông báo cho đồng đội bắt giữ ở trạm kế tiếp. Việc rượt đuổi, ngay cả rượt đuổi những tên cướp trên đường phố, giữa nơi đông người, cũng phải cân nhắc. Vì điều đó, không những làm cho những kẻ phạm tội phản ứng nguy hiểm hơn, mà còn khiến cho dân chúng hoảng loạn, có thể gây ra những tai nạn không cần thiết.
Cho đến nay, chưa thấy bất cứ một tuyên bố có thẩm quyền nào về những hành động lạm dụng vũ lực này. Cảnh sát, cho dù ở đâu, thì nhiệm vụ tối cao vẫn là bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Tuỳ theo tình huống mà cảnh sát có thể sử dụng vũ lực để trấn áp tội phạm. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp kẻ phạm tội chống lại người thi hành công vụ thì vũ lực cũng chỉ được phép sử dụng ở mức độ thật sự cần thiết.
Chuyện “dân bắt cướp” cũng có những điều đáng băn khoăn. Có lẽ không ở đâu, người dân lại sẵn sàng đương đầu với tội phạm bất kể an nguy đến tính mạng của mình như ở Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện những người dân vì bắt cướp mà hy sinh, mà bị thương tật cả đời, khiến cho chúng ta suy nghĩ. Cho dù tinh thần của họ là rất đáng ca ngợi. Nhưng, không ai trong số họ được trang bị vũ khí và kỹ năng để chống lại những tên tội phạm nguy hiểm. Sinh mệnh của dân quan trọng hơn cả, chính vì thế, người dân ở các quốc gia khác thường được khuyến cáo, khi bị cướp khống chế, tốt nhất là nên làm theo yêu cầu của chúng để giữ lấy tính mạng cho mình. “Còn người, còn của”.
Mặt khác, bắt cướp, bắt trộm là một hành động thuộc phạm vi quyền lực công. An ninh cũng không thể đảm bảo nếu như trật tự công cộng không được duy trì bởi những cơ quan được trao quyền một cách hợp pháp. Vụ án Khánh Trắng ở Hà Nội là một bài học. Nói như thế không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của dân chúng. Trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, người dân TP HCM đã cung cấp cho cảnh sát tới 225.700 nguồn tin. Những nguồn tin đó đã giúp cảnh sát phá được rất nhiều vụ án. Phong trào đó rất cần được đẩy mạnh và đẩy mạnh ở những đóng góp thiết thực như vậy.
Có lẽ không cần phải nói gì thêm về vụ hai học sinh vượt đèn đỏ trên đường Lê Duẩn. Phòng CSGT sẽ phải lựa chọn: cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ một vài cán bộ; hay, điểm lại những bài học cũ, nhìn đúng bản chất sự việc, để bảo vệ cái lớn hơn, hình ảnh người chiến sỹ công an trong mắt của mọi người.
Huy Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét